Đề thi lớp 9 có đáp án
Chia sẻ bởi Ngô Hồng Nhung |
Ngày 12/10/2018 |
27
Chia sẻ tài liệu: Đề thi lớp 9 có đáp án thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD& ĐT THANH OAI ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐỢT II Trường THCS Tam Hưng (Năm học: 2014 – 2015)
Môn: Ngữ Văn – Lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút
Câu 1:(6 điểm)
Mở đầu Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật có viết:
“Xe không kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi”
Cách nói ấy có gì đặc biệt, đạt hiệu quả gì?
Viết tiếp hai câu để hoàn chỉnh đoạn thơ, cho biết ý nghĩa nhan đề của bài thơ?
Qua Bài thơ về tiểu đội xe không kính, hãy nêu cảm nhận của em về hình ảnh người chiến sĩ lái xe? (Bằng một đoạn văn dài 12 đến 15 câu theo kiểu diễn dịch).
Câu 2:(4điểm)
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
(Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du, trong Ngữ văn 9, tập một)
Hình ảnh con én đưa thoi trong đoạn thơ có thể hiểu như thế nào?
Trong một bài thơ đã học ở lớp 9, hình ảnh thoi cũng được dùng để tả loài vật. Em hãy nhớ và chép lại câu thơ đó, ghi rõ tên bài thơ và tác giả. Nghĩa chung của hình ảnh thoi trong hai câu thơ đó là gì?
Hãy viết một đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu có dùng lời dẫn trực tiếp và một câu ghép trình bày cảm nhận của em về cảnh ngày xuân trong đoạn thơ đã dẫn ở trên.
ĐÁP ÁN VÀ BIỀU ĐIỂM ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐỢT II
( Năm học: 2014 – 2015)
Môn: Ngữ Văn – Lớp 9
Câu 1:(6điểm)
a. Với hai câu thơ gần với văn xuôi, giọng điệu thản nhiên, tác giả đã giải thích được nguyên nhân xuất hiện những chiếc xe không kính. (0,5đ)
Cách nói đó đạt hiệu quả: (1đ)
+ Khắc họa rõ nét hình ảnh chủ đạo của bài thơ: những chiếc xe không kính
+ Phản ánh được hiện thực khốc liệt của chiến trường.
+ Thể hiện hồn thơ nhạy cảm với những nét ngang tàng tinh nghịch, thích cái lạ; cách khai thác hiện thực của tác giả.
b. Chép chính xác các câu thơ: (0,5đ)
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Ý nghĩa nhan đề bài thơ: (1đ)
+ Là một nhan đề độc đáo, mới lạ, dài làm nổi bật hình ảnh chủ đạo của bài thơ: những chiếc xe không kính.
+ Thể hiện sự am hiểu và gắn bó hiện thực đời sống chiến tranh trên tuyến đườngTrường Sơn trong kháng chiến chống Mĩ của nhà thơ.
+ Hai chữ “Bài thơ” cho thấy rõ hơn cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả.
+ Những chiếc xe không kính chỉ là cái nền để tôn lên chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, trẻ trung vượt lên mọi gian khó để chiến đấu vì miền Nam, vì tự do của Tổ quốc.
c. Đoạn văn viết đúng kiểu lập luận diễn dịch: diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi thông thường, số lượng từ 12-15 câu (0,5đ)
- Nội dung cảm nhận sâu sắc về hình ảnh người lính lái xe: (2.5 đ)
+ Tư thế ung dung, hiên ngang
+ Dũng cảm, coi thường hiểm nguy.
+ Sôi nổi, hóm hỉnh, tinh nghịch, luôn chan hòa tình đồng chí đồng đội.
+ Có ý chí, lòng quyết tâm chiến đấu để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Câu 2: (4điểm)
Hình ảnh con én đưa thoi có thể hiểu theo hai cách: (0.5đ)
Én liệng trên bầu trời như thoi đưa.
Thời gian trôi rất nhanh, tựa như những cánh én vụt bay trên bầu trời. Mùa xuân có chín mươi ngày thì đã sáu mươi ngày trôi qua.
Bài thơ trong sách giáo khoa Ngữ văn 9 cũng có hình ảnh “thoi”để tả loài vật là “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. (0.25đ)
Đó là các câu: (0.5đ)
“Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng”.
Nghĩa chung của hình ảnh thoi trong hai câu thơ của Nguyễn Du và Huy Cận là rất nhiều, tấp nập”. (0.25đ)
Viết đoạn văn:
Yêu cầu:
*Hình thức: (0.5đ)
- Trình bày đúng cách viết đoạn văn, có thể tùy chọn
Môn: Ngữ Văn – Lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút
Câu 1:(6 điểm)
Mở đầu Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật có viết:
“Xe không kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi”
Cách nói ấy có gì đặc biệt, đạt hiệu quả gì?
Viết tiếp hai câu để hoàn chỉnh đoạn thơ, cho biết ý nghĩa nhan đề của bài thơ?
Qua Bài thơ về tiểu đội xe không kính, hãy nêu cảm nhận của em về hình ảnh người chiến sĩ lái xe? (Bằng một đoạn văn dài 12 đến 15 câu theo kiểu diễn dịch).
Câu 2:(4điểm)
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
(Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du, trong Ngữ văn 9, tập một)
Hình ảnh con én đưa thoi trong đoạn thơ có thể hiểu như thế nào?
Trong một bài thơ đã học ở lớp 9, hình ảnh thoi cũng được dùng để tả loài vật. Em hãy nhớ và chép lại câu thơ đó, ghi rõ tên bài thơ và tác giả. Nghĩa chung của hình ảnh thoi trong hai câu thơ đó là gì?
Hãy viết một đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu có dùng lời dẫn trực tiếp và một câu ghép trình bày cảm nhận của em về cảnh ngày xuân trong đoạn thơ đã dẫn ở trên.
ĐÁP ÁN VÀ BIỀU ĐIỂM ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐỢT II
( Năm học: 2014 – 2015)
Môn: Ngữ Văn – Lớp 9
Câu 1:(6điểm)
a. Với hai câu thơ gần với văn xuôi, giọng điệu thản nhiên, tác giả đã giải thích được nguyên nhân xuất hiện những chiếc xe không kính. (0,5đ)
Cách nói đó đạt hiệu quả: (1đ)
+ Khắc họa rõ nét hình ảnh chủ đạo của bài thơ: những chiếc xe không kính
+ Phản ánh được hiện thực khốc liệt của chiến trường.
+ Thể hiện hồn thơ nhạy cảm với những nét ngang tàng tinh nghịch, thích cái lạ; cách khai thác hiện thực của tác giả.
b. Chép chính xác các câu thơ: (0,5đ)
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Ý nghĩa nhan đề bài thơ: (1đ)
+ Là một nhan đề độc đáo, mới lạ, dài làm nổi bật hình ảnh chủ đạo của bài thơ: những chiếc xe không kính.
+ Thể hiện sự am hiểu và gắn bó hiện thực đời sống chiến tranh trên tuyến đườngTrường Sơn trong kháng chiến chống Mĩ của nhà thơ.
+ Hai chữ “Bài thơ” cho thấy rõ hơn cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả.
+ Những chiếc xe không kính chỉ là cái nền để tôn lên chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, trẻ trung vượt lên mọi gian khó để chiến đấu vì miền Nam, vì tự do của Tổ quốc.
c. Đoạn văn viết đúng kiểu lập luận diễn dịch: diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi thông thường, số lượng từ 12-15 câu (0,5đ)
- Nội dung cảm nhận sâu sắc về hình ảnh người lính lái xe: (2.5 đ)
+ Tư thế ung dung, hiên ngang
+ Dũng cảm, coi thường hiểm nguy.
+ Sôi nổi, hóm hỉnh, tinh nghịch, luôn chan hòa tình đồng chí đồng đội.
+ Có ý chí, lòng quyết tâm chiến đấu để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Câu 2: (4điểm)
Hình ảnh con én đưa thoi có thể hiểu theo hai cách: (0.5đ)
Én liệng trên bầu trời như thoi đưa.
Thời gian trôi rất nhanh, tựa như những cánh én vụt bay trên bầu trời. Mùa xuân có chín mươi ngày thì đã sáu mươi ngày trôi qua.
Bài thơ trong sách giáo khoa Ngữ văn 9 cũng có hình ảnh “thoi”để tả loài vật là “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. (0.25đ)
Đó là các câu: (0.5đ)
“Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng”.
Nghĩa chung của hình ảnh thoi trong hai câu thơ của Nguyễn Du và Huy Cận là rất nhiều, tấp nập”. (0.25đ)
Viết đoạn văn:
Yêu cầu:
*Hình thức: (0.5đ)
- Trình bày đúng cách viết đoạn văn, có thể tùy chọn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngô Hồng Nhung
Dung lượng: 44,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)