đề thi Liên môn KHXH 7,8,9

Chia sẻ bởi Nguyễn Duy Hưng | Ngày 11/10/2018 | 43

Chia sẻ tài liệu: đề thi Liên môn KHXH 7,8,9 thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS ĐỒNG QUẾ


ĐỀ THI KHẢO SÁT GIỮA HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn: Văn
Lớp 9
Thời gian làm bài 60 phút


Câu 1 (3 điểm): 
a) Hãy giải thích nhan đề “Truyền kì mạn lục” – Nguyễn Dữ
b) Tóm tắt ngắn gọn (khoảng 10 câu) cốt truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”.
Câu 2 (7 điểm):
Phân tích tâm trạng của Thuý Kiều trong tám câu thơ cuối của đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)
——————-HẾT——————-










TRƯỜNG THCS ĐỒNG QUẾ

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI GIỮA KỲ I
NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9
Câu 1 (3 điểm): 
a) Hãy giải thích nhan đề “Truyền kì mạn lục”.
Với nhan đề này cần giải thích nghĩa từng từ một và phải theo thứ tự từ trái sang phải: ( HS giải thích được mỗi từ được 0,25đ) – lục là ghi chép – mạn là tản mạn – kì là kì ảo – truyền là lưu truyền
Vậy nhan đề “Truyền kì mạn lục” là ghi chép một cách tản mạn những điều hoang đường kì ảo được lưu tryền trong dân gian. (Nếu HS giải thích gộp thì cho 0,75đ)
b) Yêu cầu về hình thức: (2 điểm)
HS viết thành đoạn văn tóm tắt
Về nội dung:  HS cần tóm tắt được các ý sau:
– Vũ Thị Thiết (còn gọi là Vũ Nương) quê ở Nam Xương, là người con gái thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp. Chồng nàng là Trương Sinh, con nhà khá giả nhưng không có học và có tính đa nghi, hay ghen.
– Cuộc sống gia đình đang êm ấm thì chàng Trương Sinh phải đầu quân đi đánh giặc. Ít ngày sau, Vũ Nương sinh con trai, đặt tên là Đản. Bà mẹ Trương Sinh vì nhớ con mà sinh bệnh, nàng hết lòng chăm sóc nhưng được ít lâu là bà mất.
–  Giặc tan, Trương Sinh trở về, bé Đản không chịu gọi chàng là cha mà một mực nói cha Đản thường buổi tối mới đến. Trương Sinh nghi ngờ vợ thất tiết, Vũ Nương không minh oan được, bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn .
– Một đêm, thấy bóng cha trên tường, bé Đản gọi đó là cha, lúc bấy giờ Trương Sinh mới tỉnh ngộ nhưng đã quá muộn.
– Cùng làng với Vũ Nương có người họ Phan, có lần cứu được thần rùa  Linh Phi, vợ vua Nam Hải, sau bị nạn đắm thuyền được Linh Phi cứu mạng, rồi được khoản đãi. Trong bữa tiệc, Phan Lang nhận ra Vũ Nương nay đã là người thủy cung. Nghe Phan Lang kể chuyện nhà, Vũ Nương thương nhớ chồng con muốn về dương thế. Nàng nhờ Phan Lang nói với Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng sẽ trở về. Nhưng cuối cùng, Vũ Nương chỉ hiện lên giữa dòng sông, nói vài câu với chồng rồi biến mất.
Câu 2 (7 điểm):
Phân tích tâm trạng của Thuý Kiều trong tám câu thơ cuối của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)
a) Yêu cầu về kĩ năng:
– Học sinh phải xác định được đây là kiểu bài nghị luận văn học: Phân tích cảm nhận thơ. Cho nên biết vận dụng nhiều thao tác trong khi làm bài như phân tích, đánh giá, nhận xét, trích dẫn thơ hợp lí…
– Bố cục phải rõ ràng ,chặt chẽ, văn phong trôi chảy và có chất văn.
b) Yêu cầu về kiến thức:
* Mở bài
– Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, đoạn trích.
– Nêu khái quát được tâm trạng buồn đau, lo sợ, hãi hùng của Kiều qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
* Thân bài
Phân tích  8 câu thơ cuối thể hiện tâm trạng buồn đau, lo sợ, hãi hùng của Kiều
          Đoạn thơ gồm 4 cặp câu lục bát. Mỗi cặp câu làm hiện lên một bức tranh cảnh vật. Mỗi bức tranh cảnh vật đồng thời là một ẩn dụ về cảnh ngộ và tâm trạng nàng Kiều.
– Cặp câu thứ nhất:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”.
          + Trước mắt người đọc là bức tranh cửa bể rộng lớn lúc hoàng hôn.
+ Hình ảnh “thuyền ai” đơn độc gợi ra thân phận nàng Kiều khi xa nhà, xa quê, bơ vơ, trơ trọi, lênh đênh chẳng cặp được bến bờ nào.
+ Cảnh vật trong câu thơ vì thế góp phần thể hiện tâm tư nàng Kiều. Đó là tâm tư buồn – nỗi buồn da diết vì quê nhà xa cách, vì đơn chiếc, lẻ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Duy Hưng
Dung lượng: 45,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)