ĐỀ THI KỲ II NGỮ VĂN 9 + ĐÁP ÁN

Chia sẻ bởi Nguyễn Tuấn Anh | Ngày 12/10/2018 | 18

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI KỲ II NGỮ VĂN 9 + ĐÁP ÁN thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS………………............
LỚP:……………………………...........
Họ và tên:………………………...........
Số báo danh: ...........
BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II
Năm học: 2011 – 2012
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian làm bài 90 phút
(Không kể thời gian phát đề)

GT1:
GT2:



Mã phách:

(
GK1
GK2
ĐIỂM
Mã phách:



Bằng số
Bằng chữ




Đề I:
I. TRẮC NGHIỆM : 3điểm
(Trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu của mỗi câu có đáp án đúng nhất)
Câu 1: Sáu câu trong khổ thơ đầu bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải thể hiện nội dung gì ?
Vẻ đẹp của thiên nhiên buổi đầu xuân.
Vẻ đẹp của đồng quê khi xuân đến.
Niềm vui ngây ngất trước vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương buổi xuân về.
Niềm say mê và khát khao dâng hiến.
Câu 2: Trong khổ đầu bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh, những tín hiệu nào cho thấy thu chớm đến ?
A. Hương ổi ; B. Gió se ; C. Sương ; D. Hương ổi, gió se, sương.
Câu 3: Y Phương là nhà thơ dân tộc nào trong cộng đồng người Việt ?
A. Ba-na (Tây Nguyên) B. Thái (Sơn La)
C. Tày (Cao Bằng) D. Mường (Hoà Bình)
Câu 4: Ý nào nhận xét không đúng về nghệ thuật của bài thơ “Nói với con”?
A. Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên
B. Hình ảnh vừa cụ thể vừa khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ.
C. Giọng điệu hùng hồn..
D. Những từ ngữ hàm ý sâu xa, nhiều tầng nghĩa.
Câu 5: Truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê được kể bằng lời của ai?
A. Phương Định ; B. Nho ; C. Chị Thao ; D. Tác giả
Câu 6: Khởi ngữ trong câu : “Đối với cháu, nghèo thì cháu đã nghèo rồi.” là :
A. “Đối với cháu” B. “nghèo”
C. “cháu”,và “nghèo” D. Không có khởi ngữ
Câu 7: Trong các ví dụ sau, ví dụ nào không có thành phần tình thái ?
Nhiều mây đấy, nhưng chưa chắc trời mưa.
Đêm khuya, chó sủa nhiều chắc là có trộm.
Các con chờ đến tối mẹ mới về.
Hình như mùa hè đang đến.
Câu 8: Trong câu :“Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.” có chứa thành phần gì?
A. Thành phần tình thái B. Thành phần cảm thán
C. Thành phần gọi đáp D. Thành phần phụ chú
Câu 9: Trong câu :“Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên.” có chứa thành phần gì?
A. Thành phần tình thái B. Thành phần cảm thán
C. Thành phần gọi đáp D. Thành phần phụ chú
Câu 10: “Cô bé bên hàng xóm đã quen với công việc này. Nó lễ phép hỏi Nhĩ …”
Ví dụ trên có sử dụng phép liên kết nào?
A. Phép lặp B. Phép thế
C. Phép nối D. Phép liên tưởng
Câu 11: “Tôi đã bảo rồi. Nhưng nó không nghe.” Ví dụ này có sử dụng phép liên kết nào?
A. Phép lặp B. Phép thế
C. Phép nối D. Phép liên tưởng








(
Câu 12: “Hôm nay, trong giờ sinh hoạt chi đội, cô giáo chủ nhiệm và anh Tổng phụ trách đã khen Tuấn, Thuận và Vy về thành tích học tập và hoạt động phong trào.”
Ví dụ trên thuộc kiểu câu nào?
A. Câu đặc biệt B. Câu đơn
C. Câu rút gọn D. Câu ghép
II. TỰ LUẬN : 7điểm
Câu 1: (1 điểm)
1.1/ Thế nào là hàm ý ?
1.2/ Xác định hàm ý trong hai câu sau :
a, Bây giờ mới mười giờ thôi.
b, Bây giờ đã mười giờ rồi.
Câu 2: (6 điểm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Tuấn Anh
Dung lượng: 86,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)