ĐỀ THI KTDK GKII TIẾNG VIỆT 4
Chia sẻ bởi Trần Thị Liên Hương |
Ngày 09/10/2018 |
27
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI KTDK GKII TIẾNG VIỆT 4 thuộc Toán học 4
Nội dung tài liệu:
Trường Tiểu học ...................................
Lớp: 4..............
GV soạn: Nguyễn Quốc Hùng
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LẦN 4
MÔN : TIẾNG VIỆT – LỚP 4
THỜI GIAN : 40 PHÚT.
A/ Phần đọc :
I/ Đọc thành tiếng : (4 điểm)
Từng HS lên bốc thăm chọn đọc 1 đoạn trong các bài tập đọc từ tuần 19 -34.
II/ Đọc hiểu :(6 điểm)
Em hãy đọc thầm đoạn văn, và khoanh tròn ý em chọn là đúng cho mỗi câu hỏi sau.
Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.
Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm bông phượng. Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo một tin thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ dữ vậy?
Câu 1. Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả số lượng của hoa phượng.
Nhân hóa.
So sánh.
Liệt kê.
Câu 2. Tại sao tác giả gọi hoa phượng là “Hoa học trò” vì.
Hoa phượng rất gần gủi với học trò.
Phượng được trồng nhiều ở sân trường.
Phượng nở hoa vào mùa hè, mùa thi của học trò.
Tất cả ý trên.
Câu 3. Câu nào thể hiện tâm trạng ngạc nhiên của cậu học trò?
Lòng cậu học trò phơi phới làm sao.
Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên màu lá phượng.
Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy.
Câu 4. Câu “Mỗi hoa chỉ là một phần tử của xã hội thắm tươi” là câu kể:
A. Ai làm gì?
B. Ai thế nào ?
C. Ai là gì?
D.Ai là gì? và Ai thế nào ?
Câu 5. Hoa phượng gợi cảm giác vừa buồn mà lại vừa vui vì:
......................................................................................................................................................................................................................................................................Câu 6. Gạch dưới trạng ngữ và nói rõ trạng ngữ đó bổ sung ý nghĩa gì trong câu:
Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên.
................................................................................................................................
B/ Phần viết :
I/ Chính tả:(4 điểm)
Đọc cho Học sinh viết một đoạn trong bài Vương quốc vắng nụ cười: (từ đầu đến trên những mái nhà.) trang 132 -Sách TV lớp 4 tập 2);
Lớp: 4..............
GV soạn: Nguyễn Quốc Hùng
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LẦN 4
MÔN : TIẾNG VIỆT – LỚP 4
THỜI GIAN : 40 PHÚT.
A/ Phần đọc :
I/ Đọc thành tiếng : (4 điểm)
Từng HS lên bốc thăm chọn đọc 1 đoạn trong các bài tập đọc từ tuần 19 -34.
II/ Đọc hiểu :(6 điểm)
Em hãy đọc thầm đoạn văn, và khoanh tròn ý em chọn là đúng cho mỗi câu hỏi sau.
Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.
Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm bông phượng. Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo một tin thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ dữ vậy?
Câu 1. Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả số lượng của hoa phượng.
Nhân hóa.
So sánh.
Liệt kê.
Câu 2. Tại sao tác giả gọi hoa phượng là “Hoa học trò” vì.
Hoa phượng rất gần gủi với học trò.
Phượng được trồng nhiều ở sân trường.
Phượng nở hoa vào mùa hè, mùa thi của học trò.
Tất cả ý trên.
Câu 3. Câu nào thể hiện tâm trạng ngạc nhiên của cậu học trò?
Lòng cậu học trò phơi phới làm sao.
Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên màu lá phượng.
Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy.
Câu 4. Câu “Mỗi hoa chỉ là một phần tử của xã hội thắm tươi” là câu kể:
A. Ai làm gì?
B. Ai thế nào ?
C. Ai là gì?
D.Ai là gì? và Ai thế nào ?
Câu 5. Hoa phượng gợi cảm giác vừa buồn mà lại vừa vui vì:
......................................................................................................................................................................................................................................................................Câu 6. Gạch dưới trạng ngữ và nói rõ trạng ngữ đó bổ sung ý nghĩa gì trong câu:
Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên.
................................................................................................................................
B/ Phần viết :
I/ Chính tả:(4 điểm)
Đọc cho Học sinh viết một đoạn trong bài Vương quốc vắng nụ cười: (từ đầu đến trên những mái nhà.) trang 132 -Sách TV lớp 4 tập 2);
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thị Liên Hương
Dung lượng: 212,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)