Đề thi KSCL HKI Lý 9 2017 - 2018

Chia sẻ bởi Nguyễn Xuân Quý | Ngày 14/10/2018 | 73

Chia sẻ tài liệu: Đề thi KSCL HKI Lý 9 2017 - 2018 thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS NHUẾ DƯƠNG
TỔ: KHTN
ĐỀ THI KSCL HỌC KÌ I
Năm học: 2017 – 2018.
Môn: Vật lý 9
Thời gian làm bài: 45’(Không kể thời gian giao đề)


Đề 1
I/ TRẮC NGHIÊM: (5 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Điều nào sau đây là đúng khi nói về biến trở?
A. Biến trở dùng để điều chỉnh nhiệt độ của điện trở trong mạch.
B. Biến trở dùng để điều chỉnh hiệu điện thế trong mạch.
C.Biến trở dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.
D. Biến trở dùng để điều chỉnh chiều dòng điện trong mạch
Câu 2: Công thức nào trong các công thức sau đây cho phép xác định điện trở của một dây dẫn hình trụ, đồng chất?
A . R = l B. R =  C. R =  D. R= 
Câu 3: Trong các biểu thức sau đây, biểu thức nào là biểu thức của định luật Jun-Lenxơ?
A. Q = I².R.t B. Q = I.R².t C. Q = I.R.t D. Q = I².R².t
Câu 4: Công thức nào dưới đây là công thức tính cường độ dòng điện qua mạch khi có hai điện trở mắc song song :
A. I = I1 = I2 B. I = I1 + I2 C.  D.
Câu 5: Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn là 12V thì cường độ dòng điện qua nó là 1,5A. Hỏi cường độ dòng điện qua dây dẫn đó tăng thêm 0,5A nữa thì hiệu điện thế hai đầu dây đó nhận giá trị nào sau đây là đúng?
A. U = 12V B. U = 14V C. U = 16V D. U = 18V
Câu 6: Một bóng đèn loại 220V – 100W và một bếp điện loại 220V – 1000W được sử dụng ở hiệu điện thế định mức, mỗi ngày trung bình đèn sử dụng 5 giờ, bếp sử dụng 2 giờ. Giá 1 KWh điện 700 đồng. Tính tiền điện phải trả của 2 thiết bị trên trong 30 ngày?
A. 52.500 đồng B. 115.500 đồng C. 46.200 đồng D. 161.700 đồng
Câu 7: Dòng điện chạy qua dây dẫn có hình dạng như thế nào thì có tác dụng từ?
A. Chỉ có dòng điện chạy qua cuộn dây mới có tác dụng từ.
B. Dòng điện chạy qua dây dẫn có hình dạng bất kỳ đều có tác dụng từ.
C. Chỉ có dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng mới có tác dụng từ.
D. Chỉ có dòng điện chạy qua cuộn dây quấn quanh một lõi sắt mới có tác dụng từ.
Câu 8: Động cơ điện là dụng cụ biến đổi:
Nhiệt năng thành điện năng. B. Điện năng chủ yếu thành cơ năng.
C. Cơ năng thành điện năng. D. Điện năng thành nhiệt năng
Câu 9. Theo qui tắc bàn tay trái thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ:
A. Chiều dòng điện chạy qua dây dẫn B. Chiều từ cực Bắc đến cực Nam của nam châm
C. Chiều từ cực Nam đến cực Bắc của nam châm D. Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn.
Câu 10. Thanh nam châm thẳng hút các vật bằng sắt, thép mạnh nhất ở vị trí nào?
A. Hai đầu cực
B. Chính giữa thanh nam châm.

C. Gần hai đầu cực
D. Tại bất kì điểm nào


II/ TỰ LUẬN: (5 điểm)
Bài 1: (3 điểm) Có hai bóng đèn Đ1(12V- 9W) và Đ2(12V- 6W) mắc song song vào mạch điện có hiệu điện có hiệu điện thế 18V.
Tính điện trở của mỗi đèn,cường độ định mức mỗi đèn khi sáng bình thường.
Mắc Đ1 // Đ2 ? Tại sao?
Để hai đèn sáng bình thường thì phải mắc thêm một biến trở như thế nào vào mạch điện? tính điện trở của biến trở tham gia vào mạch.
Bài 2: (2điểm)
a. Phát biểu quy tắc bàn tay trái
b. Xác định chiều của lực điện từ, chiều dòng điện trong các hình vẽ sau(Nói rõ tên quy tắc sử dụng )







































TRƯỜNG THCS NHUẾ DƯƠNG
TỔ: KHTN
ĐỀ THI KSCL HỌC KÌ I
Năm học: 2017 – 2018.
Môn: Vật lý 9
Thời gian làm bài: 45’(Không kể thời gian giao đề)


Đề 2
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Xuân Quý
Dung lượng: 114,00KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)