ĐỀ THI KSCK CUỐI HKI MÔN TV LỚP 3
Chia sẻ bởi Trần Thị Thanh Thư |
Ngày 09/10/2018 |
46
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI KSCK CUỐI HKI MÔN TV LỚP 3 thuộc Tập đọc 2
Nội dung tài liệu:
Trường: TH Phạm Tự Điểm ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Lớp:3A MÔN :TIẾNG VIỆT
Họ và tên:……………… Năm học: 2012 - 2013
Thời gian: 40 phút
A / KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I/ Đọc thành tiếng (6 điểm)
II/ Đọc thầm và làm bài tập (4 điểm)
Giáo viên cho học sinh đọc thầm bài tập đọc “Hũ bạc của người cha” SGK Tiếng Việt 3 tập 1 trang 121, 122 và làm bài tập.
Khoanh tròn trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
1/. Vì sao ông lão người Chăm buồn ?
a. Vì ông đã già.
b. Vì con trai của ông bị bệnh.
c. Vì con trai của ông lười biếng.
d. Tất cả đều đúng.
2/. Ông lão muốn con trai trở thành người như thế nào?
a. Người học giỏi.
b. Người đi làm kiếm thật nhiều tiền mang về nuôi cha mẹ.
c. Người chăm chỉ, biết tự kiếm được bát cơm để nuôi bản thân.
d. Cả b và c đều đúng.
3/. Khi con mang tiền về lần thứ nhất, ông lão đã làm gì ?
a. Đem cất vào tủ.
b. Đem ném vào lửa.
c. Đem cho người khác.
d. Đem vứt xuống ao.
4/. Hãy đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để nói về: Ông lão trong truyện
“Hũ bạc của người cha”.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
B. KIỂM TRA VIẾT
I/. Chính tả (5 điểm)
Bài “Nhà rông ở Tây Nguyên” SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trang 127 ( viết từ: “Gian đầu nhà rông….…. dùng khi cúng tế ”)
II/ Tập làm văn: (5 điểm)
Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn (5- 7 câu) kể về một cảnh đẹp ở nước ta mà em biết.
Gợi ý :
-Cảnh em định tả là cảnh gì? Cảnh đó ở nơi nào?
-Màu sắc của cảnh đó như thế nào?
-Cảnh đó có gì đẹp?
- Cảnh đó gợi cho em những suy nghĩ gì?
Bài làm
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Môn: Tiếng Việt
Năm học: 2012 - 2013
A / KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I/ Đọc thành tiếng (6 điểm)
1/ Người con của Tây Nguyên. Sgk/103
2/ Cửa Tùng. Sgk/109
3/ Người liên lạc nhỏ . Sgk/ 112
4/Hũ bạc của người cha. Sgk/ 121
* Đọc đúng tốc độ, trả lời được một câu hỏi gv nêu đạt điểm tối đa.
II/ Đọc thầm. (4 điểm) - Đúng mỗi ý 1 điểm)
Câu 1: Ýc.Vì con trai của ông lười biếng.
Câu 2: Ý c. Người chăm chỉ, biết tự kiếm được bát cơm để nuôi bản thân.
Câu 3 : Ý d. Đem vứt xuống ao.
Câu 4 : Ví dụ :
Ông lão người Chăm rất siêng năng.
Ông lão người Chăm rất thương con.
B/ Kiểm tra viết:
I. Chính tả: ( 5 điểm)
- Trình bày đúng bài chính tả theo thể thức văn xuôi, không mắc lỗi chính tả , chữ viết rõ ràng ( 5 điểm)
- Một lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu, vần, dấu câu; không viết hoa đúng qui định), trừ 0,5 điểm
* Lưu ý
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thị Thanh Thư
Dung lượng: 122,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)