ĐỀ THI KS NGỮ VĂN 9 (2015-2016)

Chia sẻ bởi Trần Thị Huế | Ngày 12/10/2018 | 33

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI KS NGỮ VĂN 9 (2015-2016) thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:


PHÒNG GDĐT THANH OAI ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I
TRƯỜNG THCS CAO VIÊN Năm học: 2015 - 2016
Môn: Ngữ Văn – Lớp 9
(Thời gian: 90 phút)
Phần II (4 điểm)
Dưới đây là một phần trong lệnh truyền của vua Quang Trung với quân lính:
“Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị.(…) Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn.”
(Trích Ngữ văn 9, tập một – NXB Giáo dục, 2012)
1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
2. Nhà vua nói “đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị” nhằm khẳng định điều gì? Hãy chép 2 câu trong bài thơ “Sông núi nước Nam” có nội dung tương tự.
3. Từ đoạn trích trên, với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng nửa trang giấy thi) về hình ảnh những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc.
Phần II(6 điểm)
Cho câu thơ sau:
Kiều càng sắc sảo mặn mà.
1.Hãy chép chính xá những câu thơ tiếp theo miêu tả sắc đẹp của Thúy Kiều.
2.Em hiểu như thế nào về những hình tượng nghệ thuật ước lệ “thu thủy”, “xuân sơn” ? Cách nói “Làn thu thủy nét xuân sơn” dùng nghệ thuật ẩn dụ hay hoán dụ? Giải thích rõ vì sao em chọn nghệ thuật ấy?
3.Từ câu chủ đề sau: “Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều có vẻ đẹp mặn mà cả tài lẫn sắc”.
Hãy viết nối tiếp khoảng 10 câu văn để hoàn thành một đoạn văn theo cách diễn dịch hoặc tổng – phân – hợp. Chỉ ra và phân tích cấu tạo một câu ghép đã sử dụng trong đoạn văn.

-------------------------Hết----------------------



ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I
Môn: Ngữ văn – Lớp 9
Năm hoc: 2015 - 2016
Phần I (4 điểm):
1.(1 điểm)
- Đoạn văn trên trích trong tác phẩm “Hoàng Lê Nhất Thống Chí”. (0,5đ)
-Tác giả là nhóm Ngô Gia Văn Phái, gồm có Ngô Thì Chí (1758-1788) và Ngô Thì Du (1772-1840). (0,5đ)
2.(1điểm)
- Lời nói của nhà vua “đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị” nhằm khẳng định chủ quyền của đất nước và kín đáo bày tỏ niềm tự hào về chủ quyền đất nước và sự bình đẳng giữa phương Bắc với phương Nam. (0,5đ)
-Trong bài thơ Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt có hai câu mang nội dung tương tự :
Sông núi nước Nam, vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
(Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư) (0,5đ)
3. Viết đoạn văn (2điểm)
*Về hình thức (0,5 điểm):
- Đoạn văn có liên kết, mạch lạc.
- Có độ dài khoảng nửa trang giấy thi
*Về nội dung (1,5 điểm):
Học sinh có thể triển khai bài viết theo nhiều cách khác nhau.
Sau đây chỉ là một số gợi ý để tham khảo :
- Việt Nam là một quốc gia nằm ven biển. Lãnh thổ bao gồm đất liền và rất nhiều hải đảo. Bên cạnh những người chiến sĩ bảo vệ chủ quyền của đất nước trên đất liền, trên không, chúng ta không thể không nghĩ tới những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc.
- Các anh là những người sống trong một khung cảnh có nhiều khó khăn gian khổ : sống giữa biển khơi, đầy nắng gió, thường xuyên gặp phải bão tố, …
- Cuộc sống của các anh thiếu thốn phương tiện so với người dân ở đất liền : thiếu nước ngọt, thiếu sách báo,…
- Xa gia đình, xa người thân nên nhiều khi phải trải qua những nỗi buồn da diết vì nhớ nhà,… - Tuy đầy gian khổ và khó khăn nhưng những điều này không làm mềm đi ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền tổ quốc, bảo vệ cuộc sống bình yên của người dân, nhất là những ngư dân trên biển cả.
- Đất nước được toàn vẹn, cuộc sống vẫn phát triển bình thường, hàng ngày các em được bình yên đến trường, bữa cơm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Huế
Dung lượng: 19,28KB| Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)