De thi ki 2 ngu van 9

Chia sẻ bởi Bạch Tuyết | Ngày 12/10/2018 | 16

Chia sẻ tài liệu: de thi ki 2 ngu van 9 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:


PHÒNG GD&ĐT TX BUÔN HỒ KIỂM TRA HỌC KÌ II Năm học 2010-2011
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9
Thời gian làm bài: 90 phút







ĐỀ:

Câu 1 (2.0 điểm) : Ghi lại chính xác khổ đầu bài thơ “Sang thu ”của nhà thơ Hữu Thỉnh và trình bày ngắn gọn nội dung khổ thơ đó.

Câu 2 (2.0 điểm ): Xác định thành phần biệt lập trong các câu sau:
Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp.
Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác.
Cô bé nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn ( thương thương quá đi thôi).
( Giang Nam- Quê hương)
Ngẫm ra thì tôi chỉ nói lấy sướng miệng tôi.

Câu 3 (6.0 điểm):Cảm nhận của em về bài thơ Nói với con của nhà thơ Y Phương.



D/ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2010-2011
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9
Thời gian làm bài: 90 phút

Câu 1: (2.0 đ):
- Chép chính xác khổ thơ ( 1điểm)
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
- Nêu được nội dung cơ bản của đoạn thơ: (1 điểm)
Đoạn thơ thể hiện sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu. Đó là sự chuyển mùa từ ngọn gió se (nhẹ , khô và hơi lạnh) mang theo hương ổi... Đó là tâm trạng ngỡ ngàng cảm xúc bâng khuâng (bỗng, hình như) của tác giả khi cảm nhận đất trời vào thu...

Câu 2( 2.0đ): Xác định đúng mỗi thành phần ghi 0.5đ
Có lẽ: thành phần tình thái.
Chao ôi: thành phần cảm thán.
“ Có ai ngờ”và “thương thương quá đi thôi”: thành phần phụ chú.
Ngẫm ra: thành phần tình thái.

Câu 3(6.0 đ): . Cảm nhận của em về bài thơ Nói với con của nhà thơ Y Phương.

a/ Yêu cầu về Kĩ năng: HS biết làm một bài văn NL một tác phẩm thơ, có bố cục 3 phần mạch lạc, kết cấu chặt chẽ, hành văn trôi chảy.
b/ Yêu cầu về Kiến thức: -HS cảm nhận được nội dung và những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Nói với con của nhà thơ Y Phương. :
+ Giới thiệu tác giả và nêu ngắn gọn nội dung bài thơ.
+ Cội nguồn sinh dưỡng của con (Đoạn đầu):
- Tình yêu thương của cha mẹ: Tình cảm gia đình đầm ấm, quấn quýt, tràn ngập tình yêu thương , là chiếc nôi êm nuôi dưỡng con trưởng thành được gợi lên từ 4 câu thơ đầu .
- Sự đùm bọc của quê hương:
+ Cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của “ Người đồng mình”được gợi lên qua các hình ảnh đẹp , đậm màu sắc dân tộc:
Đan lờ….
Vách nhà…
Phân tích tác dụng của việc sử dụng một loạt các động từ có nghĩa tương tự nhau: Đan, cài, ken(vừa miêu tả cụ thể động tác lao động, vừa nói lên sư gắn bó quấn quýt của con người quê hương).
+ Rừng núi quê hương: Thật thơ mộng và nghĩa tình :
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng.
Phân tích tác dụng của điệp từ cho( nhấn mạnh vẻ đẹp thơ mộng và nghĩa tình của quê hương)
+ Lòng tự hào và niềm mong ước của người cha.
- Giọng thơ tha thiết , lời thơ giản dị, mộc mạc, giàu hình ảnh.
- Nói với con, người cha ngợi ca về “Người đồng mình”:
+ Sống vất vả mà mạnh mẽ, khoáng đạt, bền bỉ, gắn bó với quê hương dẫu còn cực nhọc, đói nghèo: ( Dẫn, phân tích thơ.)
Từ đó người cha mong muốn con phải có nghĩa tình, thủy chung với quê hương , biết chấp nhận và vươt qua mọi gian nan, thử thách bằng niền tin của mình.
+ Tuy mộc mạc nhưng giàu ý chí, niềm tin: ( Dẫn, phân tích thơ)
Từ đó người cha mong muốn con biết tự hào với truyền thống quê hương. Dặn dò con cần tự tin mà vững bước trên đường đời: ( Dẫn ,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bạch Tuyết
Dung lượng: 42,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)