Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 8 (Vĩnh Phúc)
Chia sẻ bởi Nguyễn Tiến Cường |
Ngày 15/10/2018 |
132
Chia sẻ tài liệu: Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 8 (Vĩnh Phúc) thuộc Sinh học 8
Nội dung tài liệu:
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
(Đề thi có 02 trang)
KỲ THI HSG KHTN-KHXH DÀNH CHO HS LỚP 8 THCS
NĂM HỌC 2014-2015
ĐỀ THI: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Thời gian làm bài: 135 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN THI TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 1. (1,0 điểm)
Hàng năm, báo Tiền Phong đều tổ chức một cuộc thi chạy ma-ra-tông để khuyến khích mọi người tích cực luyện tập thể dục thể thao. Cuộc thi lần thứ 53 được tổ chức ở Đà Lạt năm 2012, các vận động viên phải chạy 8 vòng quanh hồ Xuân Hương.
1. Khi vận động viên đang chạy, nhịp tim và nhịp thở thay đổi như thế nào so với trước khi chạy? Hãy giải thích.
2. Một vận động viên chạy với vận tốc trung bình trong mỗi vòng chạy lần lượt là 32km/h, 30km/h, 28km/h, 26km/h, 24km/h, 22km/h, 20km/h và 23km/h. Tính vận tốc trung bình của vận động viên này trong cả 8 vòng chạy?
Câu 2. (2,0 điểm)
Trên các hòn đảo ngoài đại dương, nguồn nước ngọt rất khan hiếm. Gia đình bạn Tuấn sống trên đảo Phú Quốc đang nghiên cứu cách điều chế nước ngọt từ nước biển theo hình vẽ dưới đây:
Hình 1
Trong đó, bể bên trái chứa nước biển (1). Nước biển sẽ thấm qua vải bông, dưới tác dụng nhiệt của ánh sáng mặt trời, nước bốc hơi sẽ ngưng tụ trên mặt kính. Sau đó nước ngọt sẽ được thu vào bể chứa bên phải (3). Phần nước biển không bốc hơi chảy vào trong bể chứa (2).
1. Hãy cho biết vai trò của nước ngọt với cơ thể con người? Tại sao phải sử dụng hợp lý nguồn nước ngọt trong tự nhiên?
2. Biết rằng để thu được 1kg nước ngọt qua thiết bị trên cần cung cấp nhiệt lượng 420kJ. Hãy xác định thời gian cần thiết để thu được 1 lít nước ngọt. Biết trung bình một ngày có nắng mỗi giờ hệ thống trên nhận được 1000kJ từ năng lượng mặt trời, nhưng chỉ có 20% năng lượng được dùng để làm bay hơi nước. Coi khối lượng riêng của nước thu được là 1g/ml.
3. Cho biết vai trò của tấm vải bông?
4. Để tăng hiệu quả sử dụng thiết bị, Tuấn thử thu hồi muối từ nước ở bể (2) bằng cách cô cạn dung dịch. Tính khối lượng muối thu được từ 1m3 nước. Biết rằng nước ở bể (2) có tổng nồng độ muối là 9% và khối lượng riêng là 1,2 g/ml?
Câu 3. (1,0 điểm)
Theo khám phá về giới hạn sinh tồn của con người, con người có thể nhịn thở 3 phút, nhịn uống 3 ngày và nhịn ăn 3 tuần. Vì vậy, hô hấp là nhu cầu không thể thiếu của con người để duy trì sự sống. Mọi tế bào trong cơ thể đều cần cung cấp đủ oxi. Nếu không có oxi thì tốc độ chuyển hóa tế bào giảm xuống và một số tế bào bắt đầu chết sau khoảng 30 s nếu không được cung cấp đủ oxi.
1. Người ta cần sử dụng bình thở oxi trong những trường hợp nào?
2. Trình bày phương pháp điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
Câu 4. (1 điểm)
1. Tại sao máu chảy trong mạch thành dòng liên tục?
2. Trong y tế, sau khi bơm thuốc vào xilanh, y tá sẽ đưa đầu mũi kim lên cao và đẩy hết không khí ra khỏi xilanh cho đến khi có thuốc chảy ra ngoài. Em hãy cho biết ý nghĩa của việc làm này?
Câu 5. (2 điểm)
Cacbonic là một chất khí không màu, nặng hơn không khí, ít tan trong nước và dập tắt được lửa. Khí cacbonic có vai trò rất quan trọng trong quá trình quang hợp. Để nghiên cứu các tính chất của khí cacbonic Thắng và các bạn đã thực thí nghiệm sau: (hình 2)
Hình 2
1. Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên.
2. Để kiểm tra xem bình đã đầy khí cacbonic hay chưa, bạn Thắng đưa que diêm đang cháy lại gần miệng cốc. Hãy giải thích cách làm của bạn Thắng.
3. Bạn Thắng thả một con gián vào cốc khí thu được, sau một thời gian con gián bị chết. Hãy giải thích hiện tượng đó?
4. Khí cacbonic là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính. Em hãy cho biết hiệu ứng nhà kính có tác động như thế nào tới môi trường?
----------------Hết---------------
Giám thị không giải thích gì thêm.
Thí sinh được sử dụng bảng tuần
(Đề thi có 02 trang)
KỲ THI HSG KHTN-KHXH DÀNH CHO HS LỚP 8 THCS
NĂM HỌC 2014-2015
ĐỀ THI: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Thời gian làm bài: 135 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN THI TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 1. (1,0 điểm)
Hàng năm, báo Tiền Phong đều tổ chức một cuộc thi chạy ma-ra-tông để khuyến khích mọi người tích cực luyện tập thể dục thể thao. Cuộc thi lần thứ 53 được tổ chức ở Đà Lạt năm 2012, các vận động viên phải chạy 8 vòng quanh hồ Xuân Hương.
1. Khi vận động viên đang chạy, nhịp tim và nhịp thở thay đổi như thế nào so với trước khi chạy? Hãy giải thích.
2. Một vận động viên chạy với vận tốc trung bình trong mỗi vòng chạy lần lượt là 32km/h, 30km/h, 28km/h, 26km/h, 24km/h, 22km/h, 20km/h và 23km/h. Tính vận tốc trung bình của vận động viên này trong cả 8 vòng chạy?
Câu 2. (2,0 điểm)
Trên các hòn đảo ngoài đại dương, nguồn nước ngọt rất khan hiếm. Gia đình bạn Tuấn sống trên đảo Phú Quốc đang nghiên cứu cách điều chế nước ngọt từ nước biển theo hình vẽ dưới đây:
Hình 1
Trong đó, bể bên trái chứa nước biển (1). Nước biển sẽ thấm qua vải bông, dưới tác dụng nhiệt của ánh sáng mặt trời, nước bốc hơi sẽ ngưng tụ trên mặt kính. Sau đó nước ngọt sẽ được thu vào bể chứa bên phải (3). Phần nước biển không bốc hơi chảy vào trong bể chứa (2).
1. Hãy cho biết vai trò của nước ngọt với cơ thể con người? Tại sao phải sử dụng hợp lý nguồn nước ngọt trong tự nhiên?
2. Biết rằng để thu được 1kg nước ngọt qua thiết bị trên cần cung cấp nhiệt lượng 420kJ. Hãy xác định thời gian cần thiết để thu được 1 lít nước ngọt. Biết trung bình một ngày có nắng mỗi giờ hệ thống trên nhận được 1000kJ từ năng lượng mặt trời, nhưng chỉ có 20% năng lượng được dùng để làm bay hơi nước. Coi khối lượng riêng của nước thu được là 1g/ml.
3. Cho biết vai trò của tấm vải bông?
4. Để tăng hiệu quả sử dụng thiết bị, Tuấn thử thu hồi muối từ nước ở bể (2) bằng cách cô cạn dung dịch. Tính khối lượng muối thu được từ 1m3 nước. Biết rằng nước ở bể (2) có tổng nồng độ muối là 9% và khối lượng riêng là 1,2 g/ml?
Câu 3. (1,0 điểm)
Theo khám phá về giới hạn sinh tồn của con người, con người có thể nhịn thở 3 phút, nhịn uống 3 ngày và nhịn ăn 3 tuần. Vì vậy, hô hấp là nhu cầu không thể thiếu của con người để duy trì sự sống. Mọi tế bào trong cơ thể đều cần cung cấp đủ oxi. Nếu không có oxi thì tốc độ chuyển hóa tế bào giảm xuống và một số tế bào bắt đầu chết sau khoảng 30 s nếu không được cung cấp đủ oxi.
1. Người ta cần sử dụng bình thở oxi trong những trường hợp nào?
2. Trình bày phương pháp điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
Câu 4. (1 điểm)
1. Tại sao máu chảy trong mạch thành dòng liên tục?
2. Trong y tế, sau khi bơm thuốc vào xilanh, y tá sẽ đưa đầu mũi kim lên cao và đẩy hết không khí ra khỏi xilanh cho đến khi có thuốc chảy ra ngoài. Em hãy cho biết ý nghĩa của việc làm này?
Câu 5. (2 điểm)
Cacbonic là một chất khí không màu, nặng hơn không khí, ít tan trong nước và dập tắt được lửa. Khí cacbonic có vai trò rất quan trọng trong quá trình quang hợp. Để nghiên cứu các tính chất của khí cacbonic Thắng và các bạn đã thực thí nghiệm sau: (hình 2)
Hình 2
1. Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên.
2. Để kiểm tra xem bình đã đầy khí cacbonic hay chưa, bạn Thắng đưa que diêm đang cháy lại gần miệng cốc. Hãy giải thích cách làm của bạn Thắng.
3. Bạn Thắng thả một con gián vào cốc khí thu được, sau một thời gian con gián bị chết. Hãy giải thích hiện tượng đó?
4. Khí cacbonic là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính. Em hãy cho biết hiệu ứng nhà kính có tác động như thế nào tới môi trường?
----------------Hết---------------
Giám thị không giải thích gì thêm.
Thí sinh được sử dụng bảng tuần
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Tiến Cường
Dung lượng: 149,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)