ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HS GIỎI.LỚP 2,3,4,5
Chia sẻ bởi Phạm Thị Hương |
Ngày 09/10/2018 |
34
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HS GIỎI.LỚP 2,3,4,5 thuộc Toán học 5
Nội dung tài liệu:
Trường Tiểu học Văn Tự
Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi
Môn: Tiếng Việt Lớp 5
Năm học: 2011- 2012
(Thời gian: 60 phút)
Câu1: (3 điểm) Cho câu ca dao:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười tháng ba.
Tìm cặp từ trái nghĩa có trong câu ca dao trên đặt câu với mỗi từ trong cặp từ trái nghĩa đó.
Câu ca dao khuyên chúng ta điều gì?
Câu 2: (3 điểm) Đặt ba câu ghép với các cặp từ có tác dụng nối sau:
a/ Không những ….. mà còn ……..
b/ Vì ……. nên…..
c/ Hễ ….. thì……
Câu 3:(4 điểm) về nơi dòng sông chảy ra biển, trong bài Cửa sông (SGK Tiếng Việt 5, tập 2), nhà thơ Quang Huy viết:
Dù giáp mặt cùng biển rộng
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng….nhớ một vùng núi non…
Em hãy chỉ rõ những hình ảnh nhân hóa được tác giả sử dụng trong khổ thơ trên và nêu ý nghĩa của những hình ảnh đó.
Câu 4: (9 điểm) Em hãy tả lại hình dáng và đức tính tốt đẹp của một người trong gia đình mà em kính yêu nhất.
Đáp án khảo sát chất lượng học sinh giỏi
Môn: Tiếng Việt Lớp 5
Năm học: 2011- 2012
Câu 1:(3đ)
a, Tìm đúng cặp từ trái nghĩa: ngược/ xuôi cho (1 điểm).
Đặt đúng hai câu mà mỗi câu có chứa một từ trong cặp từ trái nghĩa trên; cho (1 điểm)
b, Câu ca dao: ca ngợi một truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam thủy chung; luôn luôn nhớ về cội nguồn dân tộc. Nhắc nhở, khuyên răn mọi người: Dù đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì cũng không quên ngày giỗ Tổ; không được quên cội nguồn.(1 điểm).
Câu 2: (3đ)
Học sinh tự chọn nội dung để viết được 3 câu ghép có các cặp từ có tác dụng nối như theo yêu cầu: mỗi câu đúng cho 1 điểm.
Câu 3:(4đ)
a, Mở đoạn: Giới thiệu xuất xứ đoạn thơ: tên tác giả: tác phẩm (1đ)
b, Thân đoạn (2đ)
- Những hình ảnh nhân hóa: Cửa sông dù giáp mặt cùng biển rộng nhưng chẳng dứt được cội nguồn; Lá xanh trôi xuống đến cửa sông nhớ một vùng núi non.
- Ý nghĩa: Qua những hình ảnh trên, tác giả muốn ca ngợi tình cảm tấm lòng luôn gắn bó; thủy chung; không quên cội nguồn nơi sinh ra của mỗi con người.
c, Kết đoạn (1đ)
Đoạn thơ muốn nhắc nhở chúng ta phải gắn bó, không quên cội nguồn của mình.
Câu 4: Tập làm văn (9đ)
a, Yêu cầu chung:
Học sinh viết một bài văn tả người. Bố cục rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt lưu loát, trong sáng có hình ảnh sinh động, giàu cảm xúc; không mắc lỗi câu; lỗi chính tả thông thường.
b,Yêu cầu cụ thể.
1. Mở bài (2đ): Giới thiệu người định tả là ai? Có quan hệ với em như thế nào? Hoặc hoàn cảnh gặp gỡ; tiếp xúc với người đó ở đâu? Dịp nào?
2. Thân bài (5đ): Tả từng phần hoặc tả kết hợp.
- Ngoại hình: tầm vóc, cách ăn mặc, mái tóc, nụ cười, …..Có đặc điểm gì nổi bật?
- Tính tình, hoạt động.
+ Miêu tả lời nói, cử chỉ, thói quen hằng ngày; cách cư xử của người đó với mọi người thể hiện những đức tính tốt đẹp nào làm em kính yêu nhất.
+ Tình cảm của người đó đối với em và của em đối với người đó như thế nào?
3. Kết bài (2đ)
- Nêu cảm nghĩ của em về người được tả.
- Người được tả để lại trong em ấn tượng gì?
Ghi chú:- Điểm toàn bài về kiến thức: (19đ)
- Dành 1đ cho bài viết sạch đẹp; trình bày khoa học và không sai lỗi chính tả.
Trường Tiểu học Văn Tự
Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi
Môn: Toán Lớp 5
Năm học: 2011- 2012
(Thời gian: 60 phút)
Bài 1:(4 điểm) Cho biểu thức
A=
a, Tìm giá trị của biểu thức A khi a = 3
b,
Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi
Môn: Tiếng Việt Lớp 5
Năm học: 2011- 2012
(Thời gian: 60 phút)
Câu1: (3 điểm) Cho câu ca dao:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười tháng ba.
Tìm cặp từ trái nghĩa có trong câu ca dao trên đặt câu với mỗi từ trong cặp từ trái nghĩa đó.
Câu ca dao khuyên chúng ta điều gì?
Câu 2: (3 điểm) Đặt ba câu ghép với các cặp từ có tác dụng nối sau:
a/ Không những ….. mà còn ……..
b/ Vì ……. nên…..
c/ Hễ ….. thì……
Câu 3:(4 điểm) về nơi dòng sông chảy ra biển, trong bài Cửa sông (SGK Tiếng Việt 5, tập 2), nhà thơ Quang Huy viết:
Dù giáp mặt cùng biển rộng
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng….nhớ một vùng núi non…
Em hãy chỉ rõ những hình ảnh nhân hóa được tác giả sử dụng trong khổ thơ trên và nêu ý nghĩa của những hình ảnh đó.
Câu 4: (9 điểm) Em hãy tả lại hình dáng và đức tính tốt đẹp của một người trong gia đình mà em kính yêu nhất.
Đáp án khảo sát chất lượng học sinh giỏi
Môn: Tiếng Việt Lớp 5
Năm học: 2011- 2012
Câu 1:(3đ)
a, Tìm đúng cặp từ trái nghĩa: ngược/ xuôi cho (1 điểm).
Đặt đúng hai câu mà mỗi câu có chứa một từ trong cặp từ trái nghĩa trên; cho (1 điểm)
b, Câu ca dao: ca ngợi một truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam thủy chung; luôn luôn nhớ về cội nguồn dân tộc. Nhắc nhở, khuyên răn mọi người: Dù đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì cũng không quên ngày giỗ Tổ; không được quên cội nguồn.(1 điểm).
Câu 2: (3đ)
Học sinh tự chọn nội dung để viết được 3 câu ghép có các cặp từ có tác dụng nối như theo yêu cầu: mỗi câu đúng cho 1 điểm.
Câu 3:(4đ)
a, Mở đoạn: Giới thiệu xuất xứ đoạn thơ: tên tác giả: tác phẩm (1đ)
b, Thân đoạn (2đ)
- Những hình ảnh nhân hóa: Cửa sông dù giáp mặt cùng biển rộng nhưng chẳng dứt được cội nguồn; Lá xanh trôi xuống đến cửa sông nhớ một vùng núi non.
- Ý nghĩa: Qua những hình ảnh trên, tác giả muốn ca ngợi tình cảm tấm lòng luôn gắn bó; thủy chung; không quên cội nguồn nơi sinh ra của mỗi con người.
c, Kết đoạn (1đ)
Đoạn thơ muốn nhắc nhở chúng ta phải gắn bó, không quên cội nguồn của mình.
Câu 4: Tập làm văn (9đ)
a, Yêu cầu chung:
Học sinh viết một bài văn tả người. Bố cục rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt lưu loát, trong sáng có hình ảnh sinh động, giàu cảm xúc; không mắc lỗi câu; lỗi chính tả thông thường.
b,Yêu cầu cụ thể.
1. Mở bài (2đ): Giới thiệu người định tả là ai? Có quan hệ với em như thế nào? Hoặc hoàn cảnh gặp gỡ; tiếp xúc với người đó ở đâu? Dịp nào?
2. Thân bài (5đ): Tả từng phần hoặc tả kết hợp.
- Ngoại hình: tầm vóc, cách ăn mặc, mái tóc, nụ cười, …..Có đặc điểm gì nổi bật?
- Tính tình, hoạt động.
+ Miêu tả lời nói, cử chỉ, thói quen hằng ngày; cách cư xử của người đó với mọi người thể hiện những đức tính tốt đẹp nào làm em kính yêu nhất.
+ Tình cảm của người đó đối với em và của em đối với người đó như thế nào?
3. Kết bài (2đ)
- Nêu cảm nghĩ của em về người được tả.
- Người được tả để lại trong em ấn tượng gì?
Ghi chú:- Điểm toàn bài về kiến thức: (19đ)
- Dành 1đ cho bài viết sạch đẹp; trình bày khoa học và không sai lỗi chính tả.
Trường Tiểu học Văn Tự
Đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi
Môn: Toán Lớp 5
Năm học: 2011- 2012
(Thời gian: 60 phút)
Bài 1:(4 điểm) Cho biểu thức
A=
a, Tìm giá trị của biểu thức A khi a = 3
b,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thị Hương
Dung lượng: 226,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)