De thi khao sat chat luong dau nam NV9

Chia sẻ bởi Lê Bích Huệ | Ngày 12/10/2018 | 19

Chia sẻ tài liệu: De thi khao sat chat luong dau nam NV9 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS PHƯƠNG TRUNG

ĐỀ KHẢO SÁT ĐẦU NĂM
năm học: 2013 - 2014
Môn: Ngữ văn - lớp 9
(Thời gian làm bài 90 phút)
Phần I. (4 điểm)
Cho câu thơ:
" Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng"
1. Chép 5 câu tiếp theo để hoàn chỉnh đoạn thơ.
2. Đoạn thơ em vừa chép nằm trong tác phẩm nào? Ai là tác giả?
3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên?
Phần II. (6 điểm)
(...) Nàng rót chén rượu đầy tiễn chồng mà rằng:
Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày trở về mang theo được hai chữ bình yên. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế trẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng.
1. Đoạn văn trên là lời của nhân vật nào, nói với ai, trong hoàn cảnh nào?
2. Đoạn thoại trên là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp?
3.Cho câu chủ đề:
Nhân vật chính trong " Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ là người phụ nữ có nhiều phẩm chất tốt đẹp nhưng luôn gặp bất hạnh, khổ đau.
Viết tiếp câu chủ đề trên thành đoạn văn diễn dịch có độ dài từ 10 đến 12 câu. Trong đoạn có sử dụng câu phủ định và câu cảm thán. (gạch chân chỉ rõ câu phủ định và câu cảm thán.)













Đáp án và biểu điểm

Phần I(4điểm):
Câu 1: Chép chính xác 5 câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh đoạn thơ (0,5đ)
Câu 2: Nêu đúng tên tác phẩm: Quê hương(0,25đ)
Nêu đúng tên tác giả: Tế Hanh(0,25đ)
Câu 3: các
- Chỉ ra được các biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa, các động từ mạnh: hăng, phăng, vượt...(1đ)
- Phân tích được tác dụng của các biện pháp nghệ thuật (2đ)
+ Nghệ thuật so sánh(Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã) cùng với các động từ mạnh(hăng, phăng, vượt) -> diễn tả vẻ đẹp hiên ngang, hăng hái, đầy sinh lực của con thuyền vượt sóng ra khơi.
+ Hình ảnh so sánh độc đáo(Cánh buồm... như mảnh hồn làng) lấy cái cụ thể, hữu hình để so sánh với cái trừu tượng vô hình-> gợi ra một vẻ đẹp bay bổng lãng mạn, cánh buồm mang ý nghĩa lớn lao và thiêng liêng. Nó trở thành biểu tượng của linh hồn làng chài.
+ Cánh buồm còn được nhân hoá như một chàng trai lực lưỡng đang rướn tấm thân vạm vỡ chống chọi với sóng gió đại dương. Câu thơ cũng gợi lên khát khao chinh phục thiên nhiên của người dân chài.
Phần II (6 đ):
Câu 1 :
- Đoạn văn là lời của nhân vật Vũ Nương, nói Trương Sinh trong hoàn cảnh tiễn chồng đi lính.(1đ)
Câu 2 : Đoạn thoại trên là lời dẫn trực tiếp(0,5đ)
Câu 3 : Học sinh viết được đoạn văn với các yêu cầu sau 
- Hình thức (2đ)
+ Viết đúng đoạn diễn dịch(0,5đ)
+ Sử dụng được câu phủ định có gạch chân (0,5đ)
+ Sử dụng được câu cảm thán có gạch chân(0,5đ)
+Viết đủ số câu theo yêu cầu
- Nội dung (2,5đ) Triển khai được hai ý ở câu chủ đề :
+ Vũ Nương là người phụ nữ có nhiều phẩm chất tốt đẹp :
Là người vợ thuỷ chung, yêu thương chồng tha thiết : Tiễn chồng đi lính với tình cảm đằm thắm, ước mơ bình dị... ; khi xa chồng nàng không nguôi thương nhớ...
Là người con hiếu thảo : Mẹ chồng ốm, nàng chăm sóc tận tình, lo thuốc thang, lễ bái..., nói lời ngọt ngào khuyên lơn. Mẹ mất, nàng thương xót, lo ma chay như với cha mẹ để của mình. Lời nói của người mẹ trước lúc qua đời đã khẳng định công lao của Vũ Nương với gia đình nhà chồng.
+ Số phận bất hạnh, khổ đau : Bị chồng nghi ngờ là thất tiết, phải chết oan ức.



* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Bích Huệ
Dung lượng: 36,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)