Để thi HSNK Ngữ Văn 8 Cẩm Khê 2015-2016 môn Ngữ Văn
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Ngọc |
Ngày 11/10/2018 |
77
Chia sẻ tài liệu: Để thi HSNK Ngữ Văn 8 Cẩm Khê 2015-2016 môn Ngữ Văn thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO CẨM KHÊ
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2015-2016
MÔN NGỮ VĂN
Thời gian 120 phút ( Không kể thời gian giao đề )
ĐỀ BÀI
Câu 1. (8.0 điểm): Đọc câu chuyện sau:
Đọc câu chuyện sau:
Vết nứt và con kiến
“Có một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần. Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát, đặt chiếc lá ngang qua vết nứt, rồi vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia con kiến lại tiếp tục tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình”.
(Theo Hạt giống tâm hồn - Ý nghĩa cuộc sống)
Trình bày suy nghĩ của em về câu chuyện trên bằng một bài văn ngắn không quá một trang rưỡi giấy thi.
Câu 2 . ( 12,0 điểm ) : Đọc thơ Bác, nhà thơ Hoàng Trung Thông đã viết :
" Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp
Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh
Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình".
Em hiểu thế nào về chất thép, chất tình trong đoạn thơ trên? Bằng hai bài thơ "Ngắm trăng", "Đi đường" trích trong tập "Nhật kí trong tù" của Hồ Chí Minh (Sách Ngữ Văn lớp 8 - Tập 2) em hãy làm sáng tỏ vấn đề đó.
………………..Hết ……….........
Họ và tên thí sinh :…………………………………Số báo danh :…………….
PHÒNG GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO CẨM KHÊ
HƯỚNG DẪN CHẤM THI
CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2015-2016
MÔN NGỮ VĂN
Câu 1. (8.0 điểm) :
*Yêu cầu chung:
- Kiểm tra năng lực viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội, đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống và kĩ năng tạo lập văn bản để làm bài.
- Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, có thái độ chân thành nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.
*Yêu cầu cụ thể:
Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần làm rõ được các yêu cầu cơ bản sau:
1. Giới thiệu vấn đề nghị luận: (0,5 điểm) : Cuộc sống luôn có những khó khăn, trở ngại, thách thức. Con người cần phải biết biến những điều đó thành hành trang quý giá cho ngày mai như câu chuyện trên.
2. Phân tích, bàn luận vấn đề:(7.0 điểm)
* Ý nghĩa câu chuyện (1.0 điểm)
- Chiếc lá và vết nứt: Biểu tượng cho những khó khăn, vất vả, trở ngại, những biến cố có thể xảy ra đến với con người bất kì lúc nào.
- Con kiến đặt ngang chiếc lá qua vết nứt, rồi vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá...: biểu tượng cho con người biết chấp nhận thử thách, kiên trì, sáng tạo, dũng cảm vượt qua bằng chính khả năng của mình.
-> Câu chuyện ngắn gọn nhưng hàm chứa ý nghĩa lớn lao về cuộc sống. Con người cần phải có ý chí, nghị lực, thông minh, sáng tạo, đối mặt với khó khăn gian khổ, dũng cảm, vươn lên bằng nghị lực và niềm tin.
* Bàn luận(5.0 điểm)
- Khẳng định câu chuyện có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc đối với mỗi người trong cuộc đời.(2,5 điểm):
+ Những khó khăn, trở ngại vẫn thường xảy ra trong cuộc sống, Vì vậy mỗi người cần phải dũng cảm đối mặt, chấp nhận thử thách để đứng vững, cần bình tĩnh, linh hoạt, nhạy bén tìm ra hướng giải quyết tốt nhất.(Dẫn chứng thực tế: Anh Nguyễn Ngọc Kí, Những học sinh nghèo vượt khó, những anh thương binh tàn nhưng không phế, nhân dân Việt Nam chống kẻ thù xâm lược... )
- Phê phán thái độ sống chưa tích cực (2,5 điểm):
+ Không phải bất cứ ai cũng có thái độ tích cực để vượt qua sóng gió cuộc đời. Có người bi quan, chán nản, than vãn, buông xuôi; có người ỷ lại, hèn nhát, chấp nhận, đầu hàng, đổ lỗi cho số phận.... cho dù những khó khăn ấy chưa phải là tất cả (Dẫn chứng: Học sinh học kém lại hay nghịch ...nhà nghèo lại tự ti... làm việc thất bại lần đầu đã nhụt chí...)
* Khẳng định vấn đề và rút ra bài học cuộc sống (1.0 điểm)
- Cuộc sống không phải lúc nào cũng bằng phẳng, khó khăn, thử thách đến bất cứ lúc
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2015-2016
MÔN NGỮ VĂN
Thời gian 120 phút ( Không kể thời gian giao đề )
ĐỀ BÀI
Câu 1. (8.0 điểm): Đọc câu chuyện sau:
Đọc câu chuyện sau:
Vết nứt và con kiến
“Có một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần. Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát, đặt chiếc lá ngang qua vết nứt, rồi vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia con kiến lại tiếp tục tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình”.
(Theo Hạt giống tâm hồn - Ý nghĩa cuộc sống)
Trình bày suy nghĩ của em về câu chuyện trên bằng một bài văn ngắn không quá một trang rưỡi giấy thi.
Câu 2 . ( 12,0 điểm ) : Đọc thơ Bác, nhà thơ Hoàng Trung Thông đã viết :
" Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp
Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh
Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình".
Em hiểu thế nào về chất thép, chất tình trong đoạn thơ trên? Bằng hai bài thơ "Ngắm trăng", "Đi đường" trích trong tập "Nhật kí trong tù" của Hồ Chí Minh (Sách Ngữ Văn lớp 8 - Tập 2) em hãy làm sáng tỏ vấn đề đó.
………………..Hết ……….........
Họ và tên thí sinh :…………………………………Số báo danh :…………….
PHÒNG GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO CẨM KHÊ
HƯỚNG DẪN CHẤM THI
CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2015-2016
MÔN NGỮ VĂN
Câu 1. (8.0 điểm) :
*Yêu cầu chung:
- Kiểm tra năng lực viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội, đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống và kĩ năng tạo lập văn bản để làm bài.
- Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, có thái độ chân thành nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.
*Yêu cầu cụ thể:
Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần làm rõ được các yêu cầu cơ bản sau:
1. Giới thiệu vấn đề nghị luận: (0,5 điểm) : Cuộc sống luôn có những khó khăn, trở ngại, thách thức. Con người cần phải biết biến những điều đó thành hành trang quý giá cho ngày mai như câu chuyện trên.
2. Phân tích, bàn luận vấn đề:(7.0 điểm)
* Ý nghĩa câu chuyện (1.0 điểm)
- Chiếc lá và vết nứt: Biểu tượng cho những khó khăn, vất vả, trở ngại, những biến cố có thể xảy ra đến với con người bất kì lúc nào.
- Con kiến đặt ngang chiếc lá qua vết nứt, rồi vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá...: biểu tượng cho con người biết chấp nhận thử thách, kiên trì, sáng tạo, dũng cảm vượt qua bằng chính khả năng của mình.
-> Câu chuyện ngắn gọn nhưng hàm chứa ý nghĩa lớn lao về cuộc sống. Con người cần phải có ý chí, nghị lực, thông minh, sáng tạo, đối mặt với khó khăn gian khổ, dũng cảm, vươn lên bằng nghị lực và niềm tin.
* Bàn luận(5.0 điểm)
- Khẳng định câu chuyện có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc đối với mỗi người trong cuộc đời.(2,5 điểm):
+ Những khó khăn, trở ngại vẫn thường xảy ra trong cuộc sống, Vì vậy mỗi người cần phải dũng cảm đối mặt, chấp nhận thử thách để đứng vững, cần bình tĩnh, linh hoạt, nhạy bén tìm ra hướng giải quyết tốt nhất.(Dẫn chứng thực tế: Anh Nguyễn Ngọc Kí, Những học sinh nghèo vượt khó, những anh thương binh tàn nhưng không phế, nhân dân Việt Nam chống kẻ thù xâm lược... )
- Phê phán thái độ sống chưa tích cực (2,5 điểm):
+ Không phải bất cứ ai cũng có thái độ tích cực để vượt qua sóng gió cuộc đời. Có người bi quan, chán nản, than vãn, buông xuôi; có người ỷ lại, hèn nhát, chấp nhận, đầu hàng, đổ lỗi cho số phận.... cho dù những khó khăn ấy chưa phải là tất cả (Dẫn chứng: Học sinh học kém lại hay nghịch ...nhà nghèo lại tự ti... làm việc thất bại lần đầu đã nhụt chí...)
* Khẳng định vấn đề và rút ra bài học cuộc sống (1.0 điểm)
- Cuộc sống không phải lúc nào cũng bằng phẳng, khó khăn, thử thách đến bất cứ lúc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Ngọc
Dung lượng: 53,50KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)