De thi HSGTV3-PGD2011

Chia sẻ bởi Lưu Đức Quỳnh | Ngày 09/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: De thi HSGTV3-PGD2011 thuộc Tập đọc 3

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT
ĐỀ KIỂM TRA HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2010 - 2011

NGHĨA HƯNG
Môn Tiếng Việt 3

I. Phần đọc hiểu
Đọc thầm
Ong xây tổ
Các em hãy xem kìa, một bầy ong đang xây tổ. Lúc đầu chúng bám vào nhau thành từng chuỗi như cái mành mành. Con nào cũng có việc làm. Các chú ong thợ trẻ lần lượt rời khỏi hang lấy giọt sáp dưới bụng do mình tiết ra trộn với nước bọt thành một chất đặc biệt để xây thành tổ. Những bác ong thợ già, những anh ong non không có sáp thì dùng sức nóng của mình để sưởi ấm cho những giọt sáp của ong thợ tiết ra. Chất sáp lúc đầu dính như hồ, sau khô đi thành một chất xốp, bền và khó thấm nước.
Cả bầy ong làm việc thật đông vui, nhộn nhịp nhưng con nào cũng tuân theo kỉ luật, con nào cũng hết sức tiết kiệm “vôi vữa”.
Chỉ vài ba tháng sau, một tổ ong đã được xây xong. Đó là một tòa nhà vững chãi, ngăn nắp, trật tự, có hàng ngàn căn phòng giống hệt nhau. Cả đàn ong trong tổ là một khối hòa thuận.
Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng nhất.
1. Qua việc ong xây tổ, ta thấy ong có những đức tính nào?
a. chăm chỉ, có kỉ luật, ngay thẳng
b. có kỉ luật, ngay thẳng, tiết kiệm
c. tiết kiệm, chăm chỉ, có kỉ luật, đoàn kết
2. Hình ảnh nào dùng để tả tổ ong?
a. Một tòa nhà vững chãi, ngăn nắp, trật tự, có hàng ngàn căn phòng giống hệt nhau.
b. Một tòa lâu đài nguy nga, lộng lẫy, đầy màu sắc.
c. Một ngôi nhà nhỏ, xinh xắn, đáng yêu với nhiều cửa sổ.
3. Câu văn nào khen cách làm việc của bầy ong?
a. Các em hãy xem kìa, một bầy ong đang xây tổ.
b. Cả bày ong làm việc thật đông vui, nhộn nhịp nhưng con nào cũng biết tuân theo kỉ luật, con nào cũng hết sức tiết kiệm “vôi vữa”.
c. Cả đàn ong trong tổ là một khối hòa thuận.
4. Dòng nào dưới đây nêu đúng các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong câu “Các chú ong thợ trẻ lần lượt rời khỏi hang lấy giọt sáp dưới bụng do mình tiết ra trộn với nước bọt thành một chất đặc biệt để xây thành tổ.”?
a. lần lượt, rời, lấy, chất, xây
b. tiết ra, trộn, đặc biệt, lấy, dưới
c. rời, lấy, tiết ra, trộn, xây
5. Câu “Cả đàn ong trong tổ là một khối hòa thuận.” thuộc kiểu câu nào?
a. Ai làm gì?
b. Ai là gì?
c. Ai thế nào?
6. Câu “Chỉ vài ba tháng sau, một tổ ong đã được xây xong.” Bộ phận in đậm trả lời câu hỏi:
a. Khi nào?
b. Ở đâu?
c. Vì sao?
II. Phần cảm thụ và tập làm văn:
1. Cảm thụ: Hạt mưa
Hạt mưa tinh nghịch lắm
Thi cùng với ông sấm
Gõ thùng như trẻ con
Ào ào trên mái tôn
Lê Hồng Thiện
Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Biện pháp nghệ thuật đó giúp người đọc cảm nhận được bức tranh thiên nhiên như thế nào?
2. Tập làm văn:
“Hôm qua em đến trường
Hương rừng thơm đồi vắng

Mẹ dắt tay từng bước
Nước suối trong thầm thì

Hôm nay mẹ lên nương
Cọ xòe ô che nắng

Một mình em tới lớp
Râm mát đường em đi…..”

Minh Chính
Hãy tưởng tượng em là bạn nhỏ trong bài hát và kể lại buổi đầu đi học không có mẹ đi cùng ấy.


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lưu Đức Quỳnh
Dung lượng: 33,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)