Đề thi HSG_VATLY_9

Chia sẻ bởi Đinh Hữu Trường | Ngày 14/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG_VATLY_9 thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT CƯMGAR
TRƯỜNG THCS ĐINH TIÊN HOÀNG

ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN: VẬT LÝ 9
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể giao đề)



Câu 1 (4 điểm).
Một khối gỗ hình hộp lập phương có cạnh a = 10cm được thả vào trong nước. Phần khối gỗ nổi trên mặt nước có độ dài l0 = 3cm.
a. Tính khối lượng riêng của gỗ. Biết trọng lượng riêng của nước là dn = 10.000N/m3.
b. Nối gỗ vào một vật nặng có khối lượng riêng dg = 1.200kg/m3 bằng sợi dây mảnh (có khối lượng không đáng kể) qua tâm của mặt dưới khối gỗ ta thấy phần nổi của khối gỗ có chiều dài là l1 = 1cm. Tìm khối lượng mv của vật nặng và lực căng T của sợi dây.
Câu2: (6 điểm)
Cho mạch điện như hình vẽ:






Các ampekế giống nhau và có điện trở RA , ampekế A3 chỉ giá trị I3= 4(A), ampekế A4 chỉ giá trị I4= 3(A)..Tìm chỉ số của các còn lại? Nếu biết UMN = 28 (V). Hãy tìm R, RA?
Câu3: (3 điểm) Một bình thông nhau chứa nước biển. Người ta đổ thêm xăng vào một nhánh. Hai mặt thoáng ở hai nhánh chênh lệch nhau 18mm. Tính độ cao của cột xăng. Cho biết trọng lượng riêng của nước biến là 10300N/m3 và của xăng là 7000N/m3.
Câu 4 (4 điểm).
Một khối nhôm hình hộp chữ nhật có kích thước là (5 x 10 x 15)cm.
a. Cần cung cấp cho khối nhôm đó một nhiệt lượng là bao nhiêu để nó tăng nhiệt độ từ 25oC đến 200oC. Biết khối lượng riêng và nhiệt dung riêng của nhôm lần lượt là 2700kg/m3, 880J/gK.
b. Nếu dùng nhiệt lượng đó để đun 1 lít nước từ 30oC thì nước có sôi được không ? Tại sao ? Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kgK và dn = 10000N/m3.
Câu 5: (3 điểm): Một xe Ô tô chuyển động từ địa điểm A đến địa điểm B trên quãng đường dài 120km.với vận tốc 40km/h.
Tính thời gian chuyển động của Ô tô?
Biết công suất của động cơ là 50KW. Tính lực kéo trung bình của động cơ trong quá trình chuyển động .


………………………….. HẾT………………………….






Đáp án:
Nội dung
Điểm

CÂU 1 (4đ)

 a. Thể tích của vật Vg = a3 = 0,13 =10-3m3
Diện tích của đáy gỗ : S = a2 = 10-2m2
Thể tích của phần chìm của vật Vc = 10-2(0,1 – 0,03) = 7.10-4m3
Lực đẩy archimede tác dụng lên vật FA = Vcdn
Trọng lượng của vật Pg = Vgdg
Vì vật nổi nên : FA = Vgdn ( Vcdn = Vgdg

Vậy, Dg = 700kg/m3
b. Khi nổi, khối gỗ và vật nặng chịu 4 lực tác dụng lên chúng. Đó là Pg, Pvật, FAg và FAvật (hình vẽ). Khi chúng cân bằng thì Pg + Pvật = FAg + FAvật


( Vgdg + Vvậtdvật = dn(Vchìm gỗ + Vvật)
( VgDg + VvậtDvật = Dn(Vchìm gỗ + Vvật)
( VgDg + mvật = DnVchìm gỗ + Dn
(
mv = 1,2kg
Sức căng dây T, ta có các lực tác dụng vào khối gỗ Pg, Pvật
và FAg và Pg + T = FAg
( 10VgDg + T = 10DnVchìm gỗ
( T = 10DnVchìm gỗ - 10VgDg = 2N
0.25đ
0.5đ

0.25đ
0.25đ
0.25đ

0.5đ

0.5đ
0.25đ




0.5đ






0.5đ


0.25đ

CÂU 2 (6đ)

 *Tìm I1 và I2:
Ta có dòng điện đi vào chốt M và đi ra chốt N
Do đó U3 = 4RA
U4 = 3RA tức là :UCN >UDN hay VC > VD
Nên dòng điện điqua A2 có chiều từ C sang D
UCN = UCD +UDN = 4RA =I2RA + 3RA
=>I2 = 1 (A )
Xét tại nút D ta có : I1 + I2 = I4 = I1 + 1 = 3 (A)
=>I1 = 2 (A)
*Tìm R, RA:
Ta viết phương trình hiệu điện thế.
UMN = UMD + UDN = 28 = 2RA + 3RA
RA = 5,6 (Ω)
Tương tự ta cũng có :
UMN=
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Hữu Trường
Dung lượng: 78,00KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)