đề thi hsg vật lý 9 năm 2010 - 2011

Chia sẻ bởi Dương Thị Hằng Lênh | Ngày 14/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: đề thi hsg vật lý 9 năm 2010 - 2011 thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

Phòng GD và ĐT Krông Nô ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2010 -2011(Vòng 1)
MÔN: VẬT LÝ
(Thời gian: 150 phút)

Bài 1 (3 điểm): Một người đứng trước một đường thẳng một khoảng h = 50m. Ở trên đường có môt ô tô đang chạy lại gần anh ta với vận tốc v1 = 10m/s. Khi người ấy thấy ôtô còn cách mình 130m thì bắt đầu chạy ra đường để đón ôtô theo hướng vuông góc với mặt đường. Hỏi người ấy phải chạy với vận tốc bao nhiêu để có thể gặp được ôtô ?
Bài 2 ( 4 điểm): Một nhiệt lượng kế bằng nhôm có khối lượng m1 = 100g, chứa m2 = 400g nước ở nhiệt độ t1= 100C, người ta thả vào nhiệt lượng kế một thỏi hợp kim nhôm và thiếc có khối lượng m = 200g được nung nóng tới nhiệt độ t2= 1200C. Nhiệt độ cân bằng của hệ thống 140C. Tính khối lượng nhôm và thiếc có trong hợp kim. Cho nhiệt dung riêng của nhôm, nước và thiếc lần lượt là c1 = 900J/kg.K, c2 = 4200J/kg.K, c3 = 230J/kg.K.
Bài 3 (5điểm): Một hộ gia đình có các dụng cụ điện sau đây:
1 bếp điện ( 220V - 600W )
4 quạt điện (220V - 55W )
6 đèn dây tóc ( 220V- 100W )
Trung bình mỗi ngày bếp dùng 4 giờ, quạt điện dùng trong 10 giờ và đèn dùng trong 6 giờ.
a. Tính cường độ dòng điện qua mỗi dụng cụ điện và điện trở của chúng.
b. Tính tiền điện phải trả trong một tháng, cho rằng 1 tháng trung bình là 30 ngày, 100kwh đầu tiên giá 550đồng/ kwh, 50 kwh kế tiếp giá 900đồng/ kwh, 50kwh kế tiếp giá 1210đồng/ kwh. 50 kwh kế tiếp giá 1600đồng/ kwh.
Bài 4 (6 điểm): : Cho mạch điện như hình vẽ. Biết R1 = 1Ω, R2 = R3 = R4 = R5 = 6Ω, R6= 3Ω, UAD = 24V. Tính các hiệu điện thế UAC ,UBD , UBE.











Bài 5 (2đ): Cho hai gương M, N và hai điểm A, B (hình vẽ). Hãy vẽ các tia sáng xuất phát từ A phản xạ lần lượt trên hai gương rồi đến B trong hai trường hợp:
Đến gương M trước.
Đến gương N trước.






Hướng dẫm chấm môn vật lý 9
Bài 1: (3 điểm)
(0,5đ) v1








Chiều dài quãng đường AB là:
 (0,5đ)
 (0,5đ)

Gọi v1(m/s), v2(m/s) lần lượt là vận tốc của ôtô, của người. (0,25đ)
Thời gian ôtô đi từ A đến B là:
 (0,5đ)
Thời gian người chạy từ C đến B cũng là thời gian ôtô đi từ A đến B (0,25đ)

Để đến điểm B đúng lúc với ôtô vừa đến B thì người phải chạy với vận tốc là:
 (0,5đ)
Vậy vận tốc của người đó là v2 = 4,2(m/s)

Bài 2: (4 điểm)
Gọi m3, m4 lần lượt là khối lượng của nhôm và thiếc có trong hợp kim.
Ta có m3 + m4 = 200g = 0,2kg. (1) (0,5đ)

Nhiệt lượng do nhôm và nước thu vào để tăng nhiệt độ từ t1 = 100C đến t = 140C
Q = (m1c1 + m2c2). (t – t1) = (900.0,1 + 4200.0,4).(14 – 10) = 7080 (J). (0,5đ)

Nhiệt lượng do hợp kim toả ra để giảm nhiệt độ từ t2 = 1200C xuống t = 140C là:
Q’ = (m3.c1 + m4.c3)(t2 – t) = (900.m3 + 230m4) (120 – 14) = 106.(900.m3 + 230m4) (0,5đ)

Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt ta có:
Q’ = Q
106.(900.m3 + 230m4) = 7080
95400m3 + 24380m4 = 7080 (2) (0,5đ)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:
 (0,5đ)
Ta có : m3 = 0,2 – m4 (3)
Thay (3) vào (2) ta được: (0,5đ)
95400( 0,2 – m4) + 24380m4= 7080
19080 – 95400m4 + 24380m4 = 7080
71020m4 = 12000

Thay m4
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Thị Hằng Lênh
Dung lượng: 137,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)