Đề thi HSG_Vật lý 9_Cà Mau_2010-2011
Chia sẻ bởi Đặng Khai Nguyên |
Ngày 14/10/2018 |
23
Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG_Vật lý 9_Cà Mau_2010-2011 thuộc Vật lí 9
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG TỈNH LỚP 9 THCS
CÀ MAU NĂM HỌC 2010-2011
Môn thi: Vật lý
Ngày thi: 20 – 3 – 2011
(Đề thi gồm có 2 trang) Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
Bài 1 (4 điểm)
Hai ô tô cùng xuất phát từ thành phố A đến thành phố B, ô tô thứ nhất chạy với vận tốc trung bình 40km/h, ô tô thứ hai chạy với vận tốc trung bình 50km/h. Sau 1h, ô tô thứ hai dừng lại nghỉ 30 phút rồi tiếp tục chuyển động với vận tốc như cũ.
a) Hỏi sau bao lâu ô tô thứ hai đuổi kịp ô tô thứ nhất, kể từ thời điểm xuất phát ? Khi đó hai ô tô cách thành phố A bao xa ?
b) Biểu diễn đồ thị chuyển động của hai ô tô trên cùng một trục tọa độ.
Bài 2 (3 điểm)
Một bình chứa chất lỏng có trọng lượng riêng d0, chiều cao khối chất lỏng trung bình là h0. Cách mặt thoáng của chất lỏng trung bình một khoảng h1 người ta thả một vật nhỏ đồng chất rơi thẳng đứng vào chất lỏng. Khi vật nhỏ chạm tới đáy bình thì vận tốc của vật bằng không.
a) Tính trọng lượng riêng của chất liệu làm vật nhỏ
đó ? Bỏ qua sức cản không khí và ma sát của vật nhỏ với chất lỏng.
b) Khi vật nhỏ chạm vào đáy bình thì động năng và thế năng của vật nhỏ coi như bằng không. Hỏi thế năng ban đầu của vật đã chuyển hóa thành dạng năng lượng nào ?
Bài 3 (3 điểm)
Người ta bỏ n – 1 miếng kim loại khác nhau, ở nhiệt độ khác nhau vào trong một bình nhiệt lượng kế chứa một lượng nước có khối lượng m1 và ở nhiệt độ t1 < 100oC.
Tính nhiệt độ của hỗn hợp khi có sự cân bằng nhiệt. Bỏ qua sự mất mát nhiệt tỏa ra môi trường xung quanh và sự hấp thu nhiệt của nhiệt lượng kế. Biết nhiệt độ của hỗn hợp t < 100oC.
Bài 4 (4 điểm)
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ: với R1 = 9Ω; R2 = 3Ω, MN là một biến trở có con chạy C và có điện trở tổng cộng Rb = 24Ω. Ampe kế A1, A2 có điện trở nhỏ không đáng kể và hiệu điện thế
giữa 2 điểm A, B của đoạn mạch U = 12V không đổi.
a) Khi khóa K mở, xác định cường độ dòng điện qua mạch chính và số chỉ của ampe kế A1, A2.
b) Khi khóa K đóng, xác định điện trở của đoạn MC và CN sao cho ampe kế A1, A2 chỉ cùng một giá trị ? Tính giá trị đó ?
Bài 5 (4 điểm)
Vật sáng AB có chiều cao 4cm được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 10cm. Điểm A nằm trên trục chính và vật sáng AB cách thấu kính một khoảng 30cm
a) Hãy dựng ảnh A’B’ của vật AB qua thấu kính và nhận xét đặc điểm của ảnh A’B’.
b) Vận dụng kiến thức hình học, hãy tính khoảng cách từ ảnh A’B’ đến thấu kính và chiều cao của ảnh A’B’.
c) Nếu dịch chuyển vật AB về phía thấu kính sao cho điểm A trùng với tiêu điểm của thấu kính, lúc đó ảnh A’B’ nằm ở đâu ? Hãy dựng ảnh của vật AB qua thấu kính trong trường hợp nầy.
Bài 6 (2 điểm)
Không cần một dụng cụ nào khác, hãy cho biết làm thế nào để biết một lưỡi cưa nhỏ bằng thép có nhiễm từ hay không, giải thích ?
------------------- HẾT ---------------------
CÀ MAU NĂM HỌC 2010-2011
Môn thi: Vật lý
Ngày thi: 20 – 3 – 2011
(Đề thi gồm có 2 trang) Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
Bài 1 (4 điểm)
Hai ô tô cùng xuất phát từ thành phố A đến thành phố B, ô tô thứ nhất chạy với vận tốc trung bình 40km/h, ô tô thứ hai chạy với vận tốc trung bình 50km/h. Sau 1h, ô tô thứ hai dừng lại nghỉ 30 phút rồi tiếp tục chuyển động với vận tốc như cũ.
a) Hỏi sau bao lâu ô tô thứ hai đuổi kịp ô tô thứ nhất, kể từ thời điểm xuất phát ? Khi đó hai ô tô cách thành phố A bao xa ?
b) Biểu diễn đồ thị chuyển động của hai ô tô trên cùng một trục tọa độ.
Bài 2 (3 điểm)
Một bình chứa chất lỏng có trọng lượng riêng d0, chiều cao khối chất lỏng trung bình là h0. Cách mặt thoáng của chất lỏng trung bình một khoảng h1 người ta thả một vật nhỏ đồng chất rơi thẳng đứng vào chất lỏng. Khi vật nhỏ chạm tới đáy bình thì vận tốc của vật bằng không.
a) Tính trọng lượng riêng của chất liệu làm vật nhỏ
đó ? Bỏ qua sức cản không khí và ma sát của vật nhỏ với chất lỏng.
b) Khi vật nhỏ chạm vào đáy bình thì động năng và thế năng của vật nhỏ coi như bằng không. Hỏi thế năng ban đầu của vật đã chuyển hóa thành dạng năng lượng nào ?
Bài 3 (3 điểm)
Người ta bỏ n – 1 miếng kim loại khác nhau, ở nhiệt độ khác nhau vào trong một bình nhiệt lượng kế chứa một lượng nước có khối lượng m1 và ở nhiệt độ t1 < 100oC.
Tính nhiệt độ của hỗn hợp khi có sự cân bằng nhiệt. Bỏ qua sự mất mát nhiệt tỏa ra môi trường xung quanh và sự hấp thu nhiệt của nhiệt lượng kế. Biết nhiệt độ của hỗn hợp t < 100oC.
Bài 4 (4 điểm)
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ: với R1 = 9Ω; R2 = 3Ω, MN là một biến trở có con chạy C và có điện trở tổng cộng Rb = 24Ω. Ampe kế A1, A2 có điện trở nhỏ không đáng kể và hiệu điện thế
giữa 2 điểm A, B của đoạn mạch U = 12V không đổi.
a) Khi khóa K mở, xác định cường độ dòng điện qua mạch chính và số chỉ của ampe kế A1, A2.
b) Khi khóa K đóng, xác định điện trở của đoạn MC và CN sao cho ampe kế A1, A2 chỉ cùng một giá trị ? Tính giá trị đó ?
Bài 5 (4 điểm)
Vật sáng AB có chiều cao 4cm được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 10cm. Điểm A nằm trên trục chính và vật sáng AB cách thấu kính một khoảng 30cm
a) Hãy dựng ảnh A’B’ của vật AB qua thấu kính và nhận xét đặc điểm của ảnh A’B’.
b) Vận dụng kiến thức hình học, hãy tính khoảng cách từ ảnh A’B’ đến thấu kính và chiều cao của ảnh A’B’.
c) Nếu dịch chuyển vật AB về phía thấu kính sao cho điểm A trùng với tiêu điểm của thấu kính, lúc đó ảnh A’B’ nằm ở đâu ? Hãy dựng ảnh của vật AB qua thấu kính trong trường hợp nầy.
Bài 6 (2 điểm)
Không cần một dụng cụ nào khác, hãy cho biết làm thế nào để biết một lưỡi cưa nhỏ bằng thép có nhiễm từ hay không, giải thích ?
------------------- HẾT ---------------------
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đặng Khai Nguyên
Dung lượng: 44,00KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)