Đề thi HSG_Vật lý 9_Cà Mau_2007-2008
Chia sẻ bởi Đặng Khai Nguyên |
Ngày 14/10/2018 |
47
Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG_Vật lý 9_Cà Mau_2007-2008 thuộc Vật lí 9
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 TỈNH CÀ MAU
CÀ MAU NĂM HỌC 2007-2008
- Môn thi : VẬT LÍ
- Ngày thi : 02 – 03 – 2008
- Thời gian : 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Chú ý: Đề thi gồm 02 trang.
Bài 1: (3,0 điểm)
Cứ 10 phút có một xe buýt rời bến chuyển động thẳng đều trên đoạn đường thẳng với vận tốc 30 Km/h. Một người đi xe đạp ngược chiều gặp hai chiếc xe buýt liên tiếp cách nhau 7 phút 30 giây.
Tìm vận tốc của người đi xe đạp?
Bài 2: (3,0 điểm)
Có hai bình cách nhiệt: bình A chứa m1 = 4 kg ở nhiệt độ t1 = 200C, bình B chứa m2 = 8 kg nước ở nhiệt độ t2 = 400C. Người ta đổ một lượng nước có khối lượng m từ bình B sang bình A, sau khi có cân bằng nhiệt ở bình A người ta lại đổ một lượng nước cũng có khối lượng m từ bình A sang bình B. Khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ của bình B lúc này t2’ = 380C.
Hãy xác định khối lượng nước m và nhiệt độ t1’ ở bình A khi có cân bằng nhiệt.
Bài 3: (3,0 điểm)
Một bình thông nhau có hai nhánh như nhau: nhánh A chứa dầu hoả, nhánh B chứa nước. Chiều cao của cột nước trong ống B tính từ đáy bình là h2 = 16 cm. Cho trọng lượng riêng của dầu hoả d1 = 8000 N/m3, của nước d2 = 10000 N/m3.
a) Tính chiều cao h1 của dầu hoả trong nhánh A (hình vẽ).
b) Ở độ cao h0 = 8 cm so với đáy bình xuất hiện một lỗ thủng nhỏ C trên vách ngăn ở giữa (hình vẽ) khi đó dầu hoả chảy sang nhánh B và chia nước ra làm hai phần: một phần nổi lên phía trên, phần còn lại chìm xuống đáy bình.
Hỏi sau khi cân bằng chiều cao của cột dầu hoả trong nhánh B là bao nhiêu?
Bài 4: (4,0 điểm)
Một mạch điện gồm: nguồn điện có hiệu điện thế không đổi, một biến trở RX mắc nối tiếp với một điện trở R, một ampe kế đo cường độ dòng điện trong mạch và một vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R.
Khi di chuyển con chạy của biến trở từ đầu này đến đầu kia, người ta thấy số chỉ của ampe kế thay đổi trong khoảng từ 0,12 A đến 0,20 A và của vôn kế thay đổi từ 3,6 V đến 6,0 V.
a) Vẽ sơ đồ mạch điện, tính điện trở R và điện trở của biến trở RX.
b) Điện trở R ở trên là điện trở tương đương của 3 điện trở giống nhau mắc với nhau, mỗi điện trở có giá trị R0 = 20 (.
Hỏi 3 điện trở R0 được mắc như thế nào? Giải thích? Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở R0 trong cách mắc đó khi dòng điện qua ampe kế là nhỏ nhất.
Bài 5: (4,0 điểm)
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ. Dây dẫn BC có chiều dài l = 50 cm, R1 = 12 (, U = 6 V, điện kế G có điện trở Rg = 12 (, điện trở của ampe kế và dây nối nhỏ không đáng kể.
Điều chỉnh con chạy K đến vị trí D cách B một đoạn a = 20 cm thì không có dòng điện qua điện kế G, và ampe kế chỉ IA = 0,9 A.
a) Tính điện trở RX và của dây dẫn BC.
b) Nếu di chuyển con chạy K đến vị trí C thì có dòng điện qua điện kế G không? Tính dòng điện qua điện kế và ampe kế.
Bài 6: (3,0 điểm)
Cho một nguồn điện có hiệu điện thế U = 6 V.
Bóng đèn A loại 6 V – 3 W.
Bóng đèn B loại 6 V – 0,5 A.
Bóng đèn C loại 1,5 W – 0,5 A.
Khoá k, dây nối.
Hãy vẽ sơ đồ mạch điện mắc các bóng đèn trên vào nguồn điện và khi đóng khoá K các bóng đèn sáng bình thường.
Giải thích cách mắc?
--- HẾT ---
CÀ MAU NĂM HỌC 2007-2008
- Môn thi : VẬT LÍ
- Ngày thi : 02 – 03 – 2008
- Thời gian : 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Chú ý: Đề thi gồm 02 trang.
Bài 1: (3,0 điểm)
Cứ 10 phút có một xe buýt rời bến chuyển động thẳng đều trên đoạn đường thẳng với vận tốc 30 Km/h. Một người đi xe đạp ngược chiều gặp hai chiếc xe buýt liên tiếp cách nhau 7 phút 30 giây.
Tìm vận tốc của người đi xe đạp?
Bài 2: (3,0 điểm)
Có hai bình cách nhiệt: bình A chứa m1 = 4 kg ở nhiệt độ t1 = 200C, bình B chứa m2 = 8 kg nước ở nhiệt độ t2 = 400C. Người ta đổ một lượng nước có khối lượng m từ bình B sang bình A, sau khi có cân bằng nhiệt ở bình A người ta lại đổ một lượng nước cũng có khối lượng m từ bình A sang bình B. Khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ của bình B lúc này t2’ = 380C.
Hãy xác định khối lượng nước m và nhiệt độ t1’ ở bình A khi có cân bằng nhiệt.
Bài 3: (3,0 điểm)
Một bình thông nhau có hai nhánh như nhau: nhánh A chứa dầu hoả, nhánh B chứa nước. Chiều cao của cột nước trong ống B tính từ đáy bình là h2 = 16 cm. Cho trọng lượng riêng của dầu hoả d1 = 8000 N/m3, của nước d2 = 10000 N/m3.
a) Tính chiều cao h1 của dầu hoả trong nhánh A (hình vẽ).
b) Ở độ cao h0 = 8 cm so với đáy bình xuất hiện một lỗ thủng nhỏ C trên vách ngăn ở giữa (hình vẽ) khi đó dầu hoả chảy sang nhánh B và chia nước ra làm hai phần: một phần nổi lên phía trên, phần còn lại chìm xuống đáy bình.
Hỏi sau khi cân bằng chiều cao của cột dầu hoả trong nhánh B là bao nhiêu?
Bài 4: (4,0 điểm)
Một mạch điện gồm: nguồn điện có hiệu điện thế không đổi, một biến trở RX mắc nối tiếp với một điện trở R, một ampe kế đo cường độ dòng điện trong mạch và một vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R.
Khi di chuyển con chạy của biến trở từ đầu này đến đầu kia, người ta thấy số chỉ của ampe kế thay đổi trong khoảng từ 0,12 A đến 0,20 A và của vôn kế thay đổi từ 3,6 V đến 6,0 V.
a) Vẽ sơ đồ mạch điện, tính điện trở R và điện trở của biến trở RX.
b) Điện trở R ở trên là điện trở tương đương của 3 điện trở giống nhau mắc với nhau, mỗi điện trở có giá trị R0 = 20 (.
Hỏi 3 điện trở R0 được mắc như thế nào? Giải thích? Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở R0 trong cách mắc đó khi dòng điện qua ampe kế là nhỏ nhất.
Bài 5: (4,0 điểm)
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ. Dây dẫn BC có chiều dài l = 50 cm, R1 = 12 (, U = 6 V, điện kế G có điện trở Rg = 12 (, điện trở của ampe kế và dây nối nhỏ không đáng kể.
Điều chỉnh con chạy K đến vị trí D cách B một đoạn a = 20 cm thì không có dòng điện qua điện kế G, và ampe kế chỉ IA = 0,9 A.
a) Tính điện trở RX và của dây dẫn BC.
b) Nếu di chuyển con chạy K đến vị trí C thì có dòng điện qua điện kế G không? Tính dòng điện qua điện kế và ampe kế.
Bài 6: (3,0 điểm)
Cho một nguồn điện có hiệu điện thế U = 6 V.
Bóng đèn A loại 6 V – 3 W.
Bóng đèn B loại 6 V – 0,5 A.
Bóng đèn C loại 1,5 W – 0,5 A.
Khoá k, dây nối.
Hãy vẽ sơ đồ mạch điện mắc các bóng đèn trên vào nguồn điện và khi đóng khoá K các bóng đèn sáng bình thường.
Giải thích cách mắc?
--- HẾT ---
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đặng Khai Nguyên
Dung lượng: 49,50KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)