Đề thi HSG_Vật lý 9_Cà Mau_2006-2007
Chia sẻ bởi Đặng Khai Nguyên |
Ngày 14/10/2018 |
54
Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG_Vật lý 9_Cà Mau_2006-2007 thuộc Vật lí 9
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 TỈNH CÀ MAU
CÀ MAU NĂM HỌC 2006-2007
- Môn thi : VẬT LÍ
- Ngày thi : 15 – 04 – 2007
- Thời gian : 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Bài 1: (5,0 điểm)
Có ba chiếc xe chuyển động thẳng đều trên đường thẳng AB dài 200Km. Xe thứ nhất khởi hành từ A lúc 8h đi về B với vận tốc v1 = 25Km/h. Xe thứ hai đi từ A về B khởi hành lúc 9h với vận tốc v2. Xe thứ ba khởi hành từ B lúc 10h đi về A với vận tốc v3.
Hãy tính độ lớn vận tốc v2, v3 để ba xe tới điểm C cùng một lúc, biết C cách B 50Km. Hỏi lúc ba xe gặp nhau, đồng hồ chỉ mấy giờ?
Bài 2: (4,0 điểm)
Người ta vớt một cục sắt đang ngâm trong nước sôi rồi thả vào một ly chứa nước ở 200C. Biết khối lượng của cục sắt gấp 3 lần khối lượng nước chứa trong ly, nhiệt dung riêng của sắt: C1 = 460J/Kg.K, của nước C2 = 4200J/Kg.K. Tính nhiệt độ của nước sau khi cân bằng nhiệt. Bỏ qua sự mất mát nhiệt do ly hấp thu và toả ra môi trường xung quanh.
Bài 3: (5,0 điểm)
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ;
R1 = R3 = 6(; R2 = 12(; U = 12V không đổi.
Khi mắc ampe kế hoặc vôn kế vào giữa hai điểm C và B thì bóng đèn Đ vẫn sáng bình thường. Biết điện trở của vôn kế rất lớn, của ampe kế và dây nối không đáng kể. Tính điện trở của bóng đèn và hiệu điện thế định mức của bóng đèn.
Bài 4: (4,0 điểm)
Một vật sáng nhỏ AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 20cm, cho ảnh thật lớn hơn vật và cách vật 90cm. Hãy vận dụng kiến thức hình học, tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính, vẽ hình? Có nhận xét gì về kết quả vừa tính?
Bài 5: (2,0 điểm)
Hai vòng dây mảnh A, B có thể quay tự do quanh O trong mặt phẳng nằm ngang. Hiện tượng gì xảy ra khi đưa cực nam châm lại gần vòng dây? Biết vòng A làm bằng gỗ, B làm bằng sắt. Hãy giải thích trong hai trường hợp:
a) Hai vòng dây đều kín.
b) Hai vòng dây đều hở.
--- HẾT ---
CÀ MAU NĂM HỌC 2006-2007
- Môn thi : VẬT LÍ
- Ngày thi : 15 – 04 – 2007
- Thời gian : 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Bài 1: (5,0 điểm)
Có ba chiếc xe chuyển động thẳng đều trên đường thẳng AB dài 200Km. Xe thứ nhất khởi hành từ A lúc 8h đi về B với vận tốc v1 = 25Km/h. Xe thứ hai đi từ A về B khởi hành lúc 9h với vận tốc v2. Xe thứ ba khởi hành từ B lúc 10h đi về A với vận tốc v3.
Hãy tính độ lớn vận tốc v2, v3 để ba xe tới điểm C cùng một lúc, biết C cách B 50Km. Hỏi lúc ba xe gặp nhau, đồng hồ chỉ mấy giờ?
Bài 2: (4,0 điểm)
Người ta vớt một cục sắt đang ngâm trong nước sôi rồi thả vào một ly chứa nước ở 200C. Biết khối lượng của cục sắt gấp 3 lần khối lượng nước chứa trong ly, nhiệt dung riêng của sắt: C1 = 460J/Kg.K, của nước C2 = 4200J/Kg.K. Tính nhiệt độ của nước sau khi cân bằng nhiệt. Bỏ qua sự mất mát nhiệt do ly hấp thu và toả ra môi trường xung quanh.
Bài 3: (5,0 điểm)
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ;
R1 = R3 = 6(; R2 = 12(; U = 12V không đổi.
Khi mắc ampe kế hoặc vôn kế vào giữa hai điểm C và B thì bóng đèn Đ vẫn sáng bình thường. Biết điện trở của vôn kế rất lớn, của ampe kế và dây nối không đáng kể. Tính điện trở của bóng đèn và hiệu điện thế định mức của bóng đèn.
Bài 4: (4,0 điểm)
Một vật sáng nhỏ AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 20cm, cho ảnh thật lớn hơn vật và cách vật 90cm. Hãy vận dụng kiến thức hình học, tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính, vẽ hình? Có nhận xét gì về kết quả vừa tính?
Bài 5: (2,0 điểm)
Hai vòng dây mảnh A, B có thể quay tự do quanh O trong mặt phẳng nằm ngang. Hiện tượng gì xảy ra khi đưa cực nam châm lại gần vòng dây? Biết vòng A làm bằng gỗ, B làm bằng sắt. Hãy giải thích trong hai trường hợp:
a) Hai vòng dây đều kín.
b) Hai vòng dây đều hở.
--- HẾT ---
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đặng Khai Nguyên
Dung lượng: 41,00KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)