Đề thi HSG Vật lý 9 2009-2010 - Giồng Riềng, Kiên Giang

Chia sẻ bởi Phạm Hồng Giang | Ngày 14/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG Vật lý 9 2009-2010 - Giồng Riềng, Kiên Giang thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

UBND HUYỆN GIỒNG RIỀNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN
PHÒNG GD &ĐT GIỒNG RIỀNG NĂM HỌC 2009 – 2010
= = = 0o0 = = = MÔN: VẬT LÍ LỚP 9 , THỜI GIAN 150 PHÚT


Bài 1: (5 điểm) Một nhiệt lượng kế khối lượng m1 = 100g chứa một lượng m2 = 500g nước ở cùng nhiệt độ t1 = 150C. Người ta thả vào đó m = 150g hỗn hợp bột Nhôm và Thiếc đã được đun nóng tới t2 = 1000C. Khi cân bằng nhiệt độ của hệ vật là t = 170C. Tính khối lượng m3 của Nhôm và m4 của Thiếc có trong hỗn hợp. Biết nhiệt dung riêng của chất làm nhiệt lượng kế, của nước, của Nhôm, của Thiếc lần lượt là 460 J/kg.K, 4200J/kg.K, 900J/kg.K, 230J/kg.K và bỏ qua nhiệt lượng hao phí tỏa ra môi trường xung quanh.
Bài 2: (6 điểm) Hai gương phẳng có mặt phản xạ quay vào nhau và tạo thành một góc . Chiếu một tia sáng SI đến gương thứ nhất, phản xạ theo phương IJ đến gương thứ hai rồi phản xạ tiếp theo phương JR. Tìm góc tạo bởi hai tia SI và JR trong các trường hợp:
a/ Khi  là góc nhọn b/ Khi  là góc tù.
Bài 3: (3 điểm) Một khối gỗ hình hộp chữ nhật, tiết diện đáy S = 100cm2, chiều cao h = 20cm được thả nổi trong nước sao cho khối gỗ thẳng đứng. Biết trọng lượng riêng của gỗ d1 = 7500N/m3 và trọng lượng riêng của nước d2 = 10 000N/m3. Tính chiều cao của phần gỗ nổi trên nước. Bỏ qua sự thay đổi của mực nước.
Bài 4: (6 điểm) Một mạch điện gồm một nguồn điện có hiệu điện thế không đổi, một biến trở mắc nối tiếp với một điện trở R, một Ampe kế đo cường độ dòng điện qua R và một Vôn kế đo hiệu điện thế giữa 2 đầu điện trở R. Khi di chuyển con chạy từ đầu này đến đầu kia của biến trở, người ta thấy chỉ số của Vôn kế thay đổi từ 3,6V đến 6,0V và của Ampe kế từ 0,12A đến 0,20A.
a/ Vẽ sơ đồ mạch điện và tính giá trị của điện trở R?
b/ Tính chiều dài của dây làm biến trở biết rằng điện trở suất của chất làm dây dẫn là 0,40.10-6  và có tiết diện 0,30mm2.
c/ Điện trở R ở trên là điện trở tương đương của 3 điện trở giống nhau mắc với nhau, mỗi điện trở 20. Hỏi 3 điện trở này đã được mắc với nhau như thế nào? Giải thích?
--- HẾT ---



















ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
MÔN LÍ LỚP 9, NĂM HỌC 2009 - 2010

Bài 1: (5 điểm)
Nhiệt lượng do bột Nhôm và Thiếc tỏa ra:
Của Nhôm: Q3 = m3.c3.(t2 – t) = m3.900.83 = 74 700m3 (J)(0,5đ)
Của Thiếc: Q4 = m4.c4.(t2 – t) = m4.230.83 = 19090m4 (J)(0,5đ)
Nhiệt lượng do nhiệt lượng kế và nước hấp thu:
Của nhiệt lượng kế: Q1 = m1.c1.(t – t1) = 0,1.460.2 = 92 (J)(0,5đ)
Của Nước: Q2 = m2.c2.(t – t1) = 0,5.4200.2 = 4200 (J)(0,5đ)
Vì bỏ qua nhiệt lượng hao phí nên: Q1 + Q2 = Q3 + Q4 (0,5đ)
74 700m3 + 19090m4 = 92 + 4200 = 4292 (J)(0,5đ)
900m3 + 230m4 = 51,7(0,5đ)
Ta có hệ: (0,5đ)
Giải được m3  0,025kg25g (0,5đ) ; m4  0,125kg125g(0,5đ)


Bài 2: (6 điểm)
a/ Khi  là góc nhọn:
* Vẽ hình đúng đường truyền tia sáng(0,5đ)
Ta có (góc có cạnh tương ứng vuông góc)(0,5đ)
Xét tam giác NIJ có góc ngoài tại N
 (1)(0,5đ)
* Xét tam giác DIJ có:
 (góc ngoài)(0,5đ)
 (2)
Vậy (0,5đ)
b/ Khi  là góc tù.
* Vẽ hình đúng đường truyền tia sáng(0,5đ)
Ta có (góc có cạnh tương ứng vuông góc)(0,5đ)
Xét tam giác NIJ có góc ngoài tại
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Hồng Giang
Dung lượng: 109,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)