Dề thi HSG van9
Chia sẻ bởi Hoàng Thị Mỹ Lệ |
Ngày 12/10/2018 |
21
Chia sẻ tài liệu: Dề thi HSG van9 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
ĐỀ 1
Câu 1 (1 điểm): Trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ sau
a. Miệng cười buốt giá. (Chính Hữu)
b. Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha. (Phạm Tiến Duật)
Câu 2 (1 điểm): Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về 2 câu thơ:
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
(“Bài thơ về tiểu đội xe không kính”- Phạm Tiến Duật)
Câu 3 (3 điểm): Suy nghĩ của em về nội dung mẩu chuyện sau:
Gia đình nọ rất quý mến ông lão mù nghèo khổ và rách rưới, người hàng tuần vẫn mang rau đến bán cho họ. Một hôm, ông lão khoe: “Không biết ai đã để trước cửa nhà của tôi một thùng quần áo cũ”. Gia đình biết ông lão cũng thiếu thốn nên rất vui: “Chúc mừng ông! Thật là tuyệt!”. Ông lão mù nói: “Tuyệt thật! Nhưng tuyệt nhất là vừa đúng lúc tôi biết có một gia đình thực sự cần những quần áo đó.”
Câu 4 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: “Bài thơ “Đồng chí ”của Chính Hữu là một bức tranh tráng lệ, cao cả, thiêng liêng về người chiến sĩ trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Em hiểu điều đó như thế nào? Hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 1
Câu 1 (1 điểm):
- Giống nhau : Đều cùng miêu tả âm vang tiếng cười của người chiến sĩ ý nghĩa tiếng cười biểu hiện niềm lạc quan vượt mọi khó khăn nguy hiểm, là nét đẹp phẩm chất cuả người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến.
- Khác nhau: Trong câu thơ của Chính Hữu “buốt giá” gợi cho người đọc cảm nhận được thời tiết khắc nghiệt, tiếng cười của người chiến sĩ đã sưởi ấm không gian, thể hiện tình đồng chí đồng đội gắn bó. Trong câu thơ của Phạm Tiến Duật “cười ha ha” là cười to, sảng khoái, trẻ trung, lấy khó khăn vất vả “mặt lấm” để vui đùa -> nét riêng trong thơ Phạm Tiến Duật
- Đánh giá: Cả hai nhà thơ đã tạo nên được nét trẻ trung sôi nổi lạc quan yêu đời của ng-ười chiến sĩ qua tiếng cười -> đó chính là sức mạnh làm nên chiến thắng.
Câu 2 (1 điểm): - Câu chủ đề: hoàn cảnh kháng chiến khó khăn và niềm lạc quan tin tưởng của những người lính lái xe.
- Từ láy "chông chênh": đu đưa không vững chắc, gợi ra hình ảnh con đường gập ghềnh khó đi . Thể hiện sự gian khổ, khó khăn nguy .
- Điệp ngữ "lại đi" gợi nhịp sống thường nhật của tiểu đội xe không kính, đoàn xe cứ nối tiếp nhau ra trận.
- Trên đầu họ, trong tâm hồn họ "trời xanh thêm" chứa chan hy vọng, lạc quan dạt dào. Không một sức mạnh nào của giặc Mỹ có thể ngăn cản → khẳng định ý chí chiến đấu để giải phóng miền Nam, khẳng định tình yêu nước nồng nhiệt ở tuổi trẻ.
Câu 3 (3 điểm): kiến thức: Học sinh có thể viết theo suy nghĩ độc lập của mình nhưng trên cơ sở một vài ý cơ bản sau: - Đây là câu
chuyện cảm động về tình yêu thương, sự quan tâm chia sẻ đối với những người bất hạnh, nghèo khổ. Câu chuyện thể hiện tình thương của gia đình nọ với ông lão mù, nghèo khổ và đặc biệt là tình thương của ông lão với những người khác bất hạnh hơn mình. Đối với ông lão những bộ quần áo cũ là món quà mà ai đó đã trao tặng cho mình nhưng món quà ấy còn quý giá hơn khi mà ông trao nó cho người khác- những người thực sự cần nó hơn ông. Trong con người bất hạnh nghèo khổ ấy là một tấm lòng nhân ái, sau đôi mắt mù lòa ấy là một tâm hồn trong sáng, cao đẹp. Đối với ông lão được giúp đỡ người khác như một bất ngờ thú vị của cuộc sống, là niềm vui, niềm hạnh phúctràn ngập tâm hồn.
- Bài học sâu sắc về tình thương:
+ Ngay cả khi phải sống cuộc sống nghèo khổ hay chịu sự bất hạnh thì con người vẫn cần biết quan tâm đến người khác, nhất là những người nghèo khổ, bất hạnh hơn mình và tình yêu thương giữa con người với con người là không phân biệt giàu nghèo, giai cấp…
+ Được yêu thương, giúp đỡ người khác chính là niềm vui, nguồn hạnh phúc, ý nghĩa của sự sống và là cách nâng tâm hồn mình lên cao đẹp hơn.
+ Đừng bao giờ thờ ơ, vô cảm trước nỗi khổ đau, bất hạnh của người khác, đừng vì nghèo khổ hay bất hạnh mà trở nên hẹp hòi ích kỷ, sống trái với đạo lý
Câu 1 (1 điểm): Trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ sau
a. Miệng cười buốt giá. (Chính Hữu)
b. Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha. (Phạm Tiến Duật)
Câu 2 (1 điểm): Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về 2 câu thơ:
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
(“Bài thơ về tiểu đội xe không kính”- Phạm Tiến Duật)
Câu 3 (3 điểm): Suy nghĩ của em về nội dung mẩu chuyện sau:
Gia đình nọ rất quý mến ông lão mù nghèo khổ và rách rưới, người hàng tuần vẫn mang rau đến bán cho họ. Một hôm, ông lão khoe: “Không biết ai đã để trước cửa nhà của tôi một thùng quần áo cũ”. Gia đình biết ông lão cũng thiếu thốn nên rất vui: “Chúc mừng ông! Thật là tuyệt!”. Ông lão mù nói: “Tuyệt thật! Nhưng tuyệt nhất là vừa đúng lúc tôi biết có một gia đình thực sự cần những quần áo đó.”
Câu 4 (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: “Bài thơ “Đồng chí ”của Chính Hữu là một bức tranh tráng lệ, cao cả, thiêng liêng về người chiến sĩ trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Em hiểu điều đó như thế nào? Hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 1
Câu 1 (1 điểm):
- Giống nhau : Đều cùng miêu tả âm vang tiếng cười của người chiến sĩ ý nghĩa tiếng cười biểu hiện niềm lạc quan vượt mọi khó khăn nguy hiểm, là nét đẹp phẩm chất cuả người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến.
- Khác nhau: Trong câu thơ của Chính Hữu “buốt giá” gợi cho người đọc cảm nhận được thời tiết khắc nghiệt, tiếng cười của người chiến sĩ đã sưởi ấm không gian, thể hiện tình đồng chí đồng đội gắn bó. Trong câu thơ của Phạm Tiến Duật “cười ha ha” là cười to, sảng khoái, trẻ trung, lấy khó khăn vất vả “mặt lấm” để vui đùa -> nét riêng trong thơ Phạm Tiến Duật
- Đánh giá: Cả hai nhà thơ đã tạo nên được nét trẻ trung sôi nổi lạc quan yêu đời của ng-ười chiến sĩ qua tiếng cười -> đó chính là sức mạnh làm nên chiến thắng.
Câu 2 (1 điểm): - Câu chủ đề: hoàn cảnh kháng chiến khó khăn và niềm lạc quan tin tưởng của những người lính lái xe.
- Từ láy "chông chênh": đu đưa không vững chắc, gợi ra hình ảnh con đường gập ghềnh khó đi . Thể hiện sự gian khổ, khó khăn nguy .
- Điệp ngữ "lại đi" gợi nhịp sống thường nhật của tiểu đội xe không kính, đoàn xe cứ nối tiếp nhau ra trận.
- Trên đầu họ, trong tâm hồn họ "trời xanh thêm" chứa chan hy vọng, lạc quan dạt dào. Không một sức mạnh nào của giặc Mỹ có thể ngăn cản → khẳng định ý chí chiến đấu để giải phóng miền Nam, khẳng định tình yêu nước nồng nhiệt ở tuổi trẻ.
Câu 3 (3 điểm): kiến thức: Học sinh có thể viết theo suy nghĩ độc lập của mình nhưng trên cơ sở một vài ý cơ bản sau: - Đây là câu
chuyện cảm động về tình yêu thương, sự quan tâm chia sẻ đối với những người bất hạnh, nghèo khổ. Câu chuyện thể hiện tình thương của gia đình nọ với ông lão mù, nghèo khổ và đặc biệt là tình thương của ông lão với những người khác bất hạnh hơn mình. Đối với ông lão những bộ quần áo cũ là món quà mà ai đó đã trao tặng cho mình nhưng món quà ấy còn quý giá hơn khi mà ông trao nó cho người khác- những người thực sự cần nó hơn ông. Trong con người bất hạnh nghèo khổ ấy là một tấm lòng nhân ái, sau đôi mắt mù lòa ấy là một tâm hồn trong sáng, cao đẹp. Đối với ông lão được giúp đỡ người khác như một bất ngờ thú vị của cuộc sống, là niềm vui, niềm hạnh phúctràn ngập tâm hồn.
- Bài học sâu sắc về tình thương:
+ Ngay cả khi phải sống cuộc sống nghèo khổ hay chịu sự bất hạnh thì con người vẫn cần biết quan tâm đến người khác, nhất là những người nghèo khổ, bất hạnh hơn mình và tình yêu thương giữa con người với con người là không phân biệt giàu nghèo, giai cấp…
+ Được yêu thương, giúp đỡ người khác chính là niềm vui, nguồn hạnh phúc, ý nghĩa của sự sống và là cách nâng tâm hồn mình lên cao đẹp hơn.
+ Đừng bao giờ thờ ơ, vô cảm trước nỗi khổ đau, bất hạnh của người khác, đừng vì nghèo khổ hay bất hạnh mà trở nên hẹp hòi ích kỷ, sống trái với đạo lý
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Thị Mỹ Lệ
Dung lượng: 228,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)