Đề thi HSG Văn Huyện Nghia Dan(2009-2010)
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Châu Thuỷ |
Ngày 12/10/2018 |
28
Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG Văn Huyện Nghia Dan(2009-2010) thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC NGHĨA ĐÀN KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN
*** NĂM HỌC 2009 – 2010
Môn thi: Ngữ văn – Lớp 9
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1: (4 điểm):
Trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ:
Miệng cười buốt giá
( Chính Hữu)
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
( Phạm Tiến Duật)
Câu 2: ( 4 điểm):
Vẻ đẹp của hai câu thơ Kiều:
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
( Cảnh ngày xuân – SGK Ngữ văn 9 – Tập 1)
Câu 3: ( 12 điểm):
Tinh thần nhân đạo của Nguyễn Dữ qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (SGK Ngữ văn 9 – Tập 1)
HƯỚNG DẪN CHẤM
A. Hướng dẫn chung:
- Giám khảo cần nắm bắt được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh để đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. Chủ động, linh hoạt vận dụng, cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể.
- Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, hợp lí, có sức thuyết phục, giám khảo vẫn cho điểm. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
B. Đáp án và thang điểm:
Câu 1: ( 4 điểm):
Về kĩ năng: Cần viết thành một bài văn ngắn, trình bày cảm nhận về nét chung và riêng ở hai câu thơ.
Về nội dung: Cảm nhận được điểm chung: (1,5 điểm)
Cùng miêu tả nụ cười chủa người chiến sĩ
Đều biểu hiện niểm lạc quan vượt mọi khó khăn, nguy hiểm => Nét đẹp phẩm chất của người chiến sĩ trong hai cuộc kháng chiến.
Cảm nhận nét riêng ở từng câu thơ: ( 2,5 đ)
Trong câu thơ của Chính hữu: nụ cười “buốt giá” gợi cho người đọc cảm nhận được thời tiết khắc nghiệt, nụ cười của người chiến sĩ đã sưởi ấm không gian, thể hiện tình đồng chí, đồng đội gắn bó.
Trong câu thơ của Phạm tiến duật: Tiếng cười “ha ha” là cười to, cười sảng khoái, trẻ trung, lấy khó khăn vất vả để vui đùa => gợi tính cách trẻ trung, ngang tàng của người lính lái xe Trường Sơn.
Từ đó có thể cảm nhận phong cách thơ của từng nhà thơ: Chính Hữu: hình ảnh thơ chân thực, giản dị, giàu sức biểu cảm; Phạm Tiến Duật: giọng thơ giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn.
Câu 2: ( 4 điểm)
Về kĩ năng: Làm đúng kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, cụ thể là cảm nhận về vẻ đẹp của hai câu thơ. Trình bày gọn gàng, bố cục mạch lạc, có cảm xúc, diễn đạt tốt.
Về nội dung: Học sinh biết đặt các câu thơ trong mối quan hệ với toàn bài để phân tích, trình bày được các cảm nhận về:
Ngôn ngữ “thuần Nôm” cực kì trong sáng (0,5 đ)
Vẻ đẹp tinh khôi, thanh khiết, tươi mới, tràn trề sức sống của mùa xuân đã lan tỏa, thấm sâu khắp không gian từ mặt đất, bầu trời đén cỏ cây, hoa lá… đó là vẻ đẹp diệu kì của mùa xuân, vẻ đẹp riêng của mùa xuân ( 1 đ)
Vẻ đẹp quyến rũ ấy được thể hiện bằng thiên tuyệt bút của Nguyễn Du với ngôn ngữ giàu sức gợi tả và đầy biểu cảm: Màu sắc tương phản mà hài hòa; không gian rộng lớn khoáng đạt; đường nét thanh tú, uyển chuyển; đặc biệt cách dùng từ sáng tạo “trắng điểm” (bút pháp thi trung hữu họa)… đã gợi tả một cách thần tình sức sống của mùa xuân, vẽ nên một bức tranh xuân “đượm vẻ thiên nhiên” vô cùng diễm lệ, tươi sáng. ( 2 đ)
Hai câu thơ đã thể hiện tâm hồn nhạy cảm của đại thi hào Nguyễn Du trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đồng thời truyền niểm say mê, khao khát yêu đời, yêu cuộc sống đến cho người đọc. ( 0,5 đ)
Câu 3: (12 điểm)
Yêu cầu kĩ năng:
Làm đúng kiểu bài nghị luận văn học ( về một vấn đề nội dung tác phẩm)
Bố cục mạch lạc, trọn vẹn, hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng giàu sức thuyết phục.
Trình bày đoạn văn lô gic, ngôn ngữ trong sáng, khúc chiết,
*** NĂM HỌC 2009 – 2010
Môn thi: Ngữ văn – Lớp 9
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1: (4 điểm):
Trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ:
Miệng cười buốt giá
( Chính Hữu)
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
( Phạm Tiến Duật)
Câu 2: ( 4 điểm):
Vẻ đẹp của hai câu thơ Kiều:
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
( Cảnh ngày xuân – SGK Ngữ văn 9 – Tập 1)
Câu 3: ( 12 điểm):
Tinh thần nhân đạo của Nguyễn Dữ qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (SGK Ngữ văn 9 – Tập 1)
HƯỚNG DẪN CHẤM
A. Hướng dẫn chung:
- Giám khảo cần nắm bắt được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh để đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. Chủ động, linh hoạt vận dụng, cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể.
- Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, hợp lí, có sức thuyết phục, giám khảo vẫn cho điểm. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
B. Đáp án và thang điểm:
Câu 1: ( 4 điểm):
Về kĩ năng: Cần viết thành một bài văn ngắn, trình bày cảm nhận về nét chung và riêng ở hai câu thơ.
Về nội dung: Cảm nhận được điểm chung: (1,5 điểm)
Cùng miêu tả nụ cười chủa người chiến sĩ
Đều biểu hiện niểm lạc quan vượt mọi khó khăn, nguy hiểm => Nét đẹp phẩm chất của người chiến sĩ trong hai cuộc kháng chiến.
Cảm nhận nét riêng ở từng câu thơ: ( 2,5 đ)
Trong câu thơ của Chính hữu: nụ cười “buốt giá” gợi cho người đọc cảm nhận được thời tiết khắc nghiệt, nụ cười của người chiến sĩ đã sưởi ấm không gian, thể hiện tình đồng chí, đồng đội gắn bó.
Trong câu thơ của Phạm tiến duật: Tiếng cười “ha ha” là cười to, cười sảng khoái, trẻ trung, lấy khó khăn vất vả để vui đùa => gợi tính cách trẻ trung, ngang tàng của người lính lái xe Trường Sơn.
Từ đó có thể cảm nhận phong cách thơ của từng nhà thơ: Chính Hữu: hình ảnh thơ chân thực, giản dị, giàu sức biểu cảm; Phạm Tiến Duật: giọng thơ giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn.
Câu 2: ( 4 điểm)
Về kĩ năng: Làm đúng kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, cụ thể là cảm nhận về vẻ đẹp của hai câu thơ. Trình bày gọn gàng, bố cục mạch lạc, có cảm xúc, diễn đạt tốt.
Về nội dung: Học sinh biết đặt các câu thơ trong mối quan hệ với toàn bài để phân tích, trình bày được các cảm nhận về:
Ngôn ngữ “thuần Nôm” cực kì trong sáng (0,5 đ)
Vẻ đẹp tinh khôi, thanh khiết, tươi mới, tràn trề sức sống của mùa xuân đã lan tỏa, thấm sâu khắp không gian từ mặt đất, bầu trời đén cỏ cây, hoa lá… đó là vẻ đẹp diệu kì của mùa xuân, vẻ đẹp riêng của mùa xuân ( 1 đ)
Vẻ đẹp quyến rũ ấy được thể hiện bằng thiên tuyệt bút của Nguyễn Du với ngôn ngữ giàu sức gợi tả và đầy biểu cảm: Màu sắc tương phản mà hài hòa; không gian rộng lớn khoáng đạt; đường nét thanh tú, uyển chuyển; đặc biệt cách dùng từ sáng tạo “trắng điểm” (bút pháp thi trung hữu họa)… đã gợi tả một cách thần tình sức sống của mùa xuân, vẽ nên một bức tranh xuân “đượm vẻ thiên nhiên” vô cùng diễm lệ, tươi sáng. ( 2 đ)
Hai câu thơ đã thể hiện tâm hồn nhạy cảm của đại thi hào Nguyễn Du trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đồng thời truyền niểm say mê, khao khát yêu đời, yêu cuộc sống đến cho người đọc. ( 0,5 đ)
Câu 3: (12 điểm)
Yêu cầu kĩ năng:
Làm đúng kiểu bài nghị luận văn học ( về một vấn đề nội dung tác phẩm)
Bố cục mạch lạc, trọn vẹn, hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng giàu sức thuyết phục.
Trình bày đoạn văn lô gic, ngôn ngữ trong sáng, khúc chiết,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Châu Thuỷ
Dung lượng: 35,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)