ĐỀ THI HSG VĂN CẤP TRƯỜNG
Chia sẻ bởi Hà Thị Hồng |
Ngày 11/10/2018 |
40
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI HSG VĂN CẤP TRƯỜNG thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
ĐỀ KIỂM TRA HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2012 - 2013
Môn: Ngữ văn lớp 6
Thời gian làm bài 120 phút
Câu 1: (4 điểm)
Chỉ ra và phân tích nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau:
“Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong buổi bình minh để mừng cho sự trường thọ của biển Đông…”.
(Trích “Cô Tô” – Nguyễn Tuân- Ngữ văn 6, tập II)
Câu 2: (6 điểm)
Trong bài thơ “Lượm” (Ngữ văn 6, tập II) Tố Hữu đã viết:
…Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng …
Lượm ơi, còn không?
Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên.
Câu 3: (10 điểm)
Một buổi sáng tới trường sớm để làm trực nhật. Em bỗng thấy một cây non trong sân trường bị bẻ gãy cành, rụng lá. Điều gì đã xảy ra? Em hãy kể lại chuyện ấy.
...................Hết.....................
KIỂM TRA HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2012 – 2013
Hướng dẫn chấm môn: Ngữ văn lớp 6
Câu 1: (4 điểm)
- Học sinh phải chỉ ra được các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn: (2 điểm) (Đúng mỗi ý sau đây cho 1 điểm)
+ Biện pháp so sánh qua các hình ảnh: “Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ…đầy đặn”; “Y như một mâm lễ phẩm…biển Đông” (1 điểm)
+ Sử dụng các từ láy gợi tả: Tròn trĩnh, đầy đặn, hồng hào, thăm thẳm và đặc biệt hình ảnh ẩn dụ “quả trứng…hửng hồng” (1 điểm)
- Học sinh nêu giá trị nghệ thuật của các phép tu từ (2 điểm)
(Đúng mỗi ý sau cho 1 điểm)
+ Lời văn đậm chất trữ tình, sử dụng nghệ thuật so sánh, ẩn dụ sinh động, tác giả đã vẽ ra trước mắt người đọc cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô thật rực rỡ, huy hoàng, tráng lệ không giống như bất cứ cảnh bình minh nào trên đồng bằng hay rừng núi. (1 điểm)
+ Một bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc kì ảo nhưng lại rất chân thực và sống động. (1 điểm)
Câu 2: 6 điểm
Học sinh nêu được các ý sau:
- Tác giả sử dụng các động từ, tính từ gợi tả để khắc họa đậm nét tư thế hi sinh của Lượm vừa hiện thực, vừa lãng mạn (1 điểm)
- Lượm ngã xuống trên đồng lúa quê hương, tay nắm chặt bông lúa như muốn níu lấy quê hương, níu lấy tuổi trẻ và sự sống của mình. (1 điểm)
- Đất quê hương, “lúa thơm mùi sữa” của quê hương như ôm ấp, ru giấc ngủ dài cho Lượm. Linh hồn bé nhỏ và anh hùng ấy đã hóa thân vào quê hương, đất nước. (1 điểm)
- Câu thơ “Lượm ơi, còn không?” được tách thành một khổ thơ riêng, ngang hàng với các khổ thơ 4 câu trước và sau đó, cách dùng hô ngữ và câu hỏi tu từ.
(1 điểm)
+ Diễn tả cảm xúc ngạc nhiên, bất ngờ, bàng hoàng, đau đớn trước cái chết của Lượm, như không tin đó là sự thật. (2 điểm)
+ Sự hi sinh của chú bé liên lạc đã trở thành bất tử trong lòng tác giả và mỗi chúng ta. (1 điểm)
Câu 3: 10 điểm
Yêu cầu về hình thức: 2 điểm
- Xác định đúng bài văn kể chuyện tưởng tượng dùng ngôi kể thứ nhất (cây bàng kể chuyện)
- Bài viết đủ bố cục 3 phần: Mở đầu, diễn biến, kết thúc.
- Diễn đạt rõ ràng, lưu loát
- Không mắc lỗi diễn đạt, lỗi dùng từ
- Không mắc lỗi chính tả
(Nếu sai một trong các lỗi trên trừ 0,5 điểm)
Yêu cầu về nội dung: 8 điểm
Bài viết phải rèn được bố cục sau:
1) Mở truyện (1 điểm): Giới thiệu nhân vật, tình huống truyện
2) Diễn biến truyện (6 điểm):
- Cây bàng kể lí do bị bẻ cành; ai bẻ? tình huống thế nào? (1 điểm)
- Lời kể của cây về ích lợi của mình đối với con người và đau đớn, xót
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hà Thị Hồng
Dung lượng: 63,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)