ĐỀ THI HSG VĂN 9 TT

Chia sẻ bởi Trần Mạnh | Ngày 12/10/2018 | 35

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI HSG VĂN 9 TT thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH THỦY

ĐỀ THI THÀNH LẬP ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS
DỰ THI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn Ngữ văn
Thời gian: 150 phút, không kể thời gian giao đề.
Đề thi có: 01 trang

Câu 1( 3 điểm):
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
(Đồng chí- Chính Hữu)
Em có nhận xét gì về các hình ảnh, các biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu thơ trên?
Câu 2 (5 điểm):
Bài học giáo dục mà em nhận được từ câu chuyện dưới đây:
Ngọn gió và cây sồi
Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mỏi mệt đành đầu hàng và hỏi:
- Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế?
Cây sồi từ tốn trả lời:
- Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gẫy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Nhưng tôi cũng phải cảm ơn ông ngọn gió ạ! Chính cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.
(Theo: Hạt giống tâm hồn- Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2011)
Câu 3 (12 điểm):
Vẻ đẹp của người lao động mới qua hai tác phẩm “Đoàn thuyền đánh cá” (Huy Cận) và “Lặng lẽ Sa Pa” (Nguyễn Thành Long)

---- Hết ----

Họ tên thí sinh: --------------------------------------------- SBD: ---------
( Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)


PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH THỦY

HƯỚNG DẪN CHẤM
BÀI THI THÀNH LẬP ĐỘI TUYỂN HSG LỚP 9 THCS
DỰ THI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn Ngữ văn
Hướng dẫn có: 04 trang
---------------------------------
1- Câu 1( 3 điểm):
A- Yêu cầu về kĩ năng:
- HS biết trình bày thành đoạn văn, hoặc bài văn ngắn có kết cấu chặt chẽ.
- Diễn đạt ý chính xác, rõ ràng; viết câu đúng ngữ pháp, không mắc lỗi dùng từ.
- Có kĩ năng phân tích giá trị biểu đạt và biểu cảm của các hình ảnh thơ, gọi tên chính xác các BPTT, phân tích tác dụng của chúng trong việc thể hiện ý thơ.
B- Yêu cầu về nội dung kiến thức:
Các nội dung cần đạt
 Điểm

* Giới thiệu: Bài thơ viết về người nông dân đi đánh giặc cứu nước. Đến chiến trường, cùng chung nhiệm vụ, chung lí tưởng; các anh đã trở thành những người bạn thân thiết, hiểu bạn như hiểu mình.
- Dẫn dắt đến ba câu thơ và nêu vấn đề mà đề bài yêu cầu: giá trị biểu cảm của các hình ảnh: Ruộng nương, gian nhà không...gió lung lay, giếng nước, gốc đa và giá trị biểu đạt của các phép tu từ nhân hóa và hoán dụ.
 0,5

* HS cảm thụ, phân tích được cái hay của những hình ảnh: Ruộng nương, gian nhà không...gió lung lay, giếng nước, gốc đa.
- “Tôi” hiểu “anh”- người lính hiểu bạn mình. Đất nước có chiến tranh, “anh” cầm súng lên đường, để lại sau lưng ngôi nhà, công việc đồng áng và những người thân nơi quê hương. Hình ảnh chân thực, xúc động gian nhà không...gió lung lay và hai từ tình thái "mặc kệ" đã thể hiện sâu sắc vẻ đẹp tâm hồn người lính: sẵn sàng hi sinh tình riêng vì nghĩa lớn.
- Ở chiến trường mà hình dung rõ gió lung lay từng gốc cột nhà mình, mà thấy“Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” chứng tỏ rằng “anh” yêu quê hương tha thiết.
 1,0

* Những hình ảnh quen thuộc và tiêu biểu của mọi làng quê Việt Nam: giếng nước, gốc đa được nhân hóa, biết nhớ người đi xa.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Mạnh
Dung lượng: 83,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)