ĐỀ THI HSG VĂN 9 (SƠN DƯƠNG 15-16)
Chia sẻ bởi Lục Văn Quyết |
Ngày 12/10/2018 |
32
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI HSG VĂN 9 (SƠN DƯƠNG 15-16) thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
HUYỆN SƠN DƯƠNG
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
HUYỆN SƠN DƯƠNG, NĂM HỌC 2015 – 2016
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao nhận đề)
(Đề thi gồm có 01 trang)
Câu 1. (2.0 điểm)
Một ấn tượng hàm ơn khó tả dạt lên trong lòng cô gái. Không phải vì bó hoa rất to sẽ đi theo cô trong chuyến đi thứ nhất ra đời. Mà vì một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh cho thêm cô.
(Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9- tập 1)
Hình ảnh một bó hoa nào khác nữa trong đoạn văn trên được sử dụng theo biện pháp tu từ nào? Em hiểu ý nghĩa hình ảnh đó như thế nào?
Câu 2. (8.0 điểm)
“Nơi anh đến là biển xa, nơi anh tới ngoài đảo xa.
Từ mảnh đất quê ta giữa đại dương mang tình thương quê nhà.
Đây Trường Sa, kia Hoàng Sa
Ngàn bão tố phong ba ta vượt qua, vượt qua….”
(Nơi đảo xa - Thế Song)
Từ lời bài hát trên, bằng những hiểu biết xã hội, em hãy viết một bài nghị luận trình bày suy nghĩ của em về hình ảnh những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Câu 3. (10 điểm)
“Dù viết về cái gì, văn chương chân chính cũng hướng về con người. Viết về cái xấu để cảnh tỉnh con người, để báo động giúp con người sống với bản lĩnh tốt đẹp của mình. Viết về cái tốt để con người tự tin ở mình và đó chính là hành trang cần có ở con người trong cuộc hành trình tới tương lai.”
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy.
Giám thị coi thi không giải thích gì thêm – SBD:……………
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN SƠN DƯƠNG
HƯỚNG DẪN CHẤM
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn thi: Ngữ văn
Nội dung cần đạt
Thang điểm
Câu 1: (2.0 điểm) Học sinh xác định được:
- Hình ảnh bó hoa nào khác nữa được sử dụng theo biện pháp tu từ ẩn dụ.
- Ý nghĩa: Đó là những giá trị tinh thần mà cô gái đã tìm thấy ở anh thanh niên. Từ những điều cô chứng kiến, nghe được, từ những trang sách anh đọc dở, cô nhận ra vẻ đẹp tâm hồn anh. Anh trở thành tấm gương cho cô noi theo, cho cô yên tâm với sự lựa chọn của mình.
2.0 điểm
(1.0 điểm)
(1.0 điểm)
Câu 2: (8.0 điểm)
* Yêu cầu về hình thức:
- Xác định đúng kiểu bài nghị luận xã hội.
- Bố cục mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, văn viết có hình ảnh.
* Yêu cầu về nội dung:
a. Mở bài.
- Dẫn dắt và nêu vấn đề cần nghị luận
b. Thân bài.
* Khẳng định chủ quyền lãnh thổ, suy nghĩ về cuộc sống của những người lính.
- Việt Nam là một quốc gia nằm ven biển. Lãnh thổ bao gồm đất liền, thềm lục địa và rất nhiều hải đảo. Bên cạnh những người chiến sĩ bảo vệ chủ quyền của đất nước trên đất liền, trên không, chúng ta không thể không nghĩ tới những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
- Các anh là những người sống trong một hoàn cảnh có nhiều khó khăn gian khổ: sống giữa biển khơi, đầy nắng gió, thường xuyên gặp phải bão tố,… Cuộc sống của các anh thiếu thốn phương tiện so với người dân ở đất liền: thiếu nước ngọt, thiếu sách báo…
- Xa gia đình, xa người thân nên nhiều khi phải trải qua những nỗi buồn da diết vì nhớ nhà ...
- Tuy đầy gian khổ và khó khăn nhưng những điều này không làm giảm đi ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền Tổ quốc, bảo vệ cuộc sống bình yên của người dân, nhất là những ngư dân trên biển cả ...
- Đất nước được toàn vẹn, cuộc sống vẫn phát triển bình thường, hằng ngày các em được bình yên đến trường, bữa cơm mỗi ngày không thiếu những sản phẩm của biển cả, …nhờ có một phần không nhỏ công sức và sự hi sinh thầm lặng của các anh ...
* Mở rộng, nâng cao vấn đề.
- Để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của dân tộc ta
HUYỆN SƠN DƯƠNG
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
HUYỆN SƠN DƯƠNG, NĂM HỌC 2015 – 2016
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao nhận đề)
(Đề thi gồm có 01 trang)
Câu 1. (2.0 điểm)
Một ấn tượng hàm ơn khó tả dạt lên trong lòng cô gái. Không phải vì bó hoa rất to sẽ đi theo cô trong chuyến đi thứ nhất ra đời. Mà vì một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh cho thêm cô.
(Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9- tập 1)
Hình ảnh một bó hoa nào khác nữa trong đoạn văn trên được sử dụng theo biện pháp tu từ nào? Em hiểu ý nghĩa hình ảnh đó như thế nào?
Câu 2. (8.0 điểm)
“Nơi anh đến là biển xa, nơi anh tới ngoài đảo xa.
Từ mảnh đất quê ta giữa đại dương mang tình thương quê nhà.
Đây Trường Sa, kia Hoàng Sa
Ngàn bão tố phong ba ta vượt qua, vượt qua….”
(Nơi đảo xa - Thế Song)
Từ lời bài hát trên, bằng những hiểu biết xã hội, em hãy viết một bài nghị luận trình bày suy nghĩ của em về hình ảnh những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Câu 3. (10 điểm)
“Dù viết về cái gì, văn chương chân chính cũng hướng về con người. Viết về cái xấu để cảnh tỉnh con người, để báo động giúp con người sống với bản lĩnh tốt đẹp của mình. Viết về cái tốt để con người tự tin ở mình và đó chính là hành trang cần có ở con người trong cuộc hành trình tới tương lai.”
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy.
Giám thị coi thi không giải thích gì thêm – SBD:……………
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN SƠN DƯƠNG
HƯỚNG DẪN CHẤM
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn thi: Ngữ văn
Nội dung cần đạt
Thang điểm
Câu 1: (2.0 điểm) Học sinh xác định được:
- Hình ảnh bó hoa nào khác nữa được sử dụng theo biện pháp tu từ ẩn dụ.
- Ý nghĩa: Đó là những giá trị tinh thần mà cô gái đã tìm thấy ở anh thanh niên. Từ những điều cô chứng kiến, nghe được, từ những trang sách anh đọc dở, cô nhận ra vẻ đẹp tâm hồn anh. Anh trở thành tấm gương cho cô noi theo, cho cô yên tâm với sự lựa chọn của mình.
2.0 điểm
(1.0 điểm)
(1.0 điểm)
Câu 2: (8.0 điểm)
* Yêu cầu về hình thức:
- Xác định đúng kiểu bài nghị luận xã hội.
- Bố cục mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, văn viết có hình ảnh.
* Yêu cầu về nội dung:
a. Mở bài.
- Dẫn dắt và nêu vấn đề cần nghị luận
b. Thân bài.
* Khẳng định chủ quyền lãnh thổ, suy nghĩ về cuộc sống của những người lính.
- Việt Nam là một quốc gia nằm ven biển. Lãnh thổ bao gồm đất liền, thềm lục địa và rất nhiều hải đảo. Bên cạnh những người chiến sĩ bảo vệ chủ quyền của đất nước trên đất liền, trên không, chúng ta không thể không nghĩ tới những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
- Các anh là những người sống trong một hoàn cảnh có nhiều khó khăn gian khổ: sống giữa biển khơi, đầy nắng gió, thường xuyên gặp phải bão tố,… Cuộc sống của các anh thiếu thốn phương tiện so với người dân ở đất liền: thiếu nước ngọt, thiếu sách báo…
- Xa gia đình, xa người thân nên nhiều khi phải trải qua những nỗi buồn da diết vì nhớ nhà ...
- Tuy đầy gian khổ và khó khăn nhưng những điều này không làm giảm đi ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền Tổ quốc, bảo vệ cuộc sống bình yên của người dân, nhất là những ngư dân trên biển cả ...
- Đất nước được toàn vẹn, cuộc sống vẫn phát triển bình thường, hằng ngày các em được bình yên đến trường, bữa cơm mỗi ngày không thiếu những sản phẩm của biển cả, …nhờ có một phần không nhỏ công sức và sự hi sinh thầm lặng của các anh ...
* Mở rộng, nâng cao vấn đề.
- Để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của dân tộc ta
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lục Văn Quyết
Dung lượng: 68,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)