Đề thi HSG Văn 9 năm 2015

Chia sẻ bởi Lê Thị Vân Anh | Ngày 12/10/2018 | 33

Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG Văn 9 năm 2015 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9
Năm học 2015 - 2016
Môn: Ngữ Văn
Thời gian làm bài 150 phút
Câu 1: ( 3,0 điểm).
Trong văn bản tự sự có mấy hình thức kể chuyện theo ngôi? Vai trò của người kể chuyện là gì? Em thích loại ngôi nào nhất? Phân tích ngắn gọn một ví dụ để minh hoạ.
Câu 2: ( 4,0 điểm).
Gía trị của hình ảnh chiếc bóng trong ``Chuyện người con gái Nam Xương`` của Nguyễn Dữ?
Câu 3: ( 6,0 điểm).
Người xưa nói: " Đừng thấy việc thiện nhỏ mà không làm, đừng thấy việc ác nhỏ mà làm".
Em có suy nghĩ gì về lời khuyên trên?
( bài làm không quá một trang giấy thi)
Câu 4: ( 7,0 điểm).
Cảm nhận của em về hai khổ thơ sau:
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
(...)
Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
( Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật.
SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2005)
--------------Hết--------------







Hướng dẫn chấm thi chọn học sinh giỏi lớp 9
Môn: Ngữ văn
Câu 1: ( 3 điểm).

Đáp án
Điểm

Lý thuyết:
( 1,5 điểm)
- Trong VBTS có hai hình thức kể chuyện theo ngôi
- Ngôi thứ nhất: Người kể xưng " tôi", tham gia hoặc chứng kiến câu chuyện.
0,5


- Ngôi thứ ba: Người kể giấu mình, nhưng có mặt khắp nơi trong văn bản, dường như biết hết mọi việc, mọi nhân vật.
0,5


- Vai trò của người kể chuyện là dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện: giới thiệu nhân vật và tình huống, tả người và tả cảnh vật, đưa ra các nhận xét, đánh giá về những điều được kể
0,5

Vận dụng:
( 1,5 điểm)
- Xác định loại ngôi kể yêu thích.
- Phân tích ngắn gọn một ngôi kể trong một tác phẩm tự sự. ( Chú ý: Nhấn mạnh lý do chọn ngôi kể ấy đối với giá trị của tác phẩm)
1,5


Câu 2: ( 4 điểm).

Đáp án
Điểm

a. Giá trị nội dung
( 2 điểm)
- " Chiếc bóng" tô đậm thêm nét đẹp phẩm chất của Vũ Nương trong vai trò người vợ, người mẹ. ( Đó là nỗi nhớ thương, sự thuỷ chung,...Đó là tấm lòng người mẹ đối với con thơ bé bỏng.)
0,5


- " Chiếc bóng" là một ẩn dụ cho số phận mỏng manh của người phụ nữ trong chế độ phong kiến nam quyền. Với chi tiết này, người phụ nữ hiện lên là nạn nhân của bi kịch gia đình, bi kịch xã hội.
0,5


- " Chiếc bóng" xuất hiện ở cuối tác phẩm khắc hoạ giá trị hiện thực - nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Vân Anh
Dung lượng: 54,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)