De thi HSG Van 9 huyen Phu Ninh 2014-2015
Chia sẻ bởi Đào Tiến Tiếp |
Ngày 12/10/2018 |
18
Chia sẻ tài liệu: De thi HSG Van 9 huyen Phu Ninh 2014-2015 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD& ĐT PHÙ NINH
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2014-2015
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
.....................................................................
Câu 1(3,0 điểm): Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
(Đồng chí - Chính Hữu)
a)Tìm và giải thích nghĩa của các thành ngữ có trong bốn câu thơ trên. Nghĩa của các thành ngữ này được tổ chức theo phương thức ẩn dụ hay hoán dụ? Vì sao?
b)Viết một đoạn văn khoảng 8 câu theo cấu trúc diễn dịch nêu cảm nhận của em về đoạn thơ.
Câu 2 (5,0 điểm): Trong một ca khúc của mình, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có những ca từ như sau:
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng.
Để làm gì em biết không?
Để gió cuốn đi.”
Em hiểu ý nghĩa những ca từ trên như thế nào? Lời ca gợi cho em suy nghĩ gì về lẽ sống của con người?
Câu 3 (12,0 điểm ):
Trong bài “Đọc Kiều”, nhà thơ Chế Lan Viên viết:
Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc
Sắc tài sao mà lắm truân chuyên.
Dựa vào những hiểu biết của em về Truyện Kiều của Nguyễn Du, hãy giải thích và làm sáng tỏ nội dung ý hai câu thơ.
Họ và tên thí sinh: ...........................................Lớp:.......Trường:...............................
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2014-2015
Môn: Ngữ văn
CÂU
YÊU CẦU NỘI DUNG ĐẠT DƯỢC
ĐIỂM
1
a. H/s nêu được 2 thành ngữ, giải thích nghĩa của 2 thành ngữ:
- Nước mặn đồng chua: Thành ngữ chỉ vùng đất nhiễm mặn ở ven biển và vùng đất phèn có độ chua cao, đó là những vùng đất xấu khó trồng trọt.
- Đất cày lên sỏi đá: Thành ngữ chỉ vùng đất cằn cỗi khô hạn, đất đai bạc màu khó canh tác.
- Nghĩa của các thành ngữ được tổ chức theo phương thức hoán dụ dựa trên mối quan hệ gần gũi giữa các sự vật.
b. Yêu cầu hình thức: Viết được đoạn văn có kết cấu diễn dịch, độ dài khoảng 8 câu.
- Yêu cầu nội dung: Cảm nhận được tình đồng chí của người lính bắt nguồn từ sự tương đồng về cảnh ngộ.
Cảm nhận được cái hay về nghệ thuật: Lời thơ mộc mạc giản dị, cách nói bằng thành ngữ, kết cấu câu thơ đối xứng...
0,5
0,5
1,0
1,0
2
Yêu cầu về nội dung: HS trả lời được các ý cơ bản sau:
* Giới thiệu: Bài hát cũng như một tác phẩm Văn học- là con đẻ tinh thần của người sáng tác, được người sáng tác gửi gắm trong đó những suy nghĩ, tình cảm, khát vọng, ước mơ... mà chuyển đến với bạn đọc. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng vậy, những lời ca sau đây trong một bài hát đã khiến người đọc phải suy ngẫm mãi không thôi về lẽ sống làm người (trích) (0,5 đ).
* Giải thích ý nghĩa lời ca:
- Sống trong đời sống cần có một tấm lòng: Sống ở đời cần có tình cảm, lòng yêu thương, sự quan tâm chia sẻ với mọi người niềm vui, nỗi buồn, ước vọng khát khao, đặc biệt là sự đồng cảm biết quan tâm và sẻ chia với khó khăn của người khác.
- Để gió cuốn đi có thể hiểu theo hai cách:
+ Gió cuốn đi để chia sẻ yêu thương, để tình yêu và sự quan tâm được nhân ở mức độ rộng lớn khắp cả cuộc đời, với cả mọi người, không hạn hẹp chỉ là trong gia đình, trong làng xóm, tập thể nơi mình gắn bó. Đó là sự sẻ chia hào phóng rộng rãi cho tất cả những gì đáng thương, đáng được đồng cảm sẻ chia.
+ Để gió cuốn đi còn được hiểu: Thái độ yêu thương quan tâm giúp đỡ người khác một cách vô tư, hào hiệp không cần được vinh danh, lưu danh, không cần người khác biết ơn và trả ơn.
Dù hiểu theo cách nào thì lời ca cũng thật đẹp đẽ.
Ý nghĩa ca từ của Trịnh Công Sơn thiên về cách hiểu thứ hai.
* Ý nghĩa của lời ca gợi suy nghĩ về lẽ sống: Ca từ giúp ta hiểu một tấm lòng trong đời sống là vô cùng cần thiết nó là biểu hiện một nhân cách tốt, một lối sống cao đẹp. Từ đó, ta nhận thấy: Sống
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2014-2015
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
.....................................................................
Câu 1(3,0 điểm): Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
(Đồng chí - Chính Hữu)
a)Tìm và giải thích nghĩa của các thành ngữ có trong bốn câu thơ trên. Nghĩa của các thành ngữ này được tổ chức theo phương thức ẩn dụ hay hoán dụ? Vì sao?
b)Viết một đoạn văn khoảng 8 câu theo cấu trúc diễn dịch nêu cảm nhận của em về đoạn thơ.
Câu 2 (5,0 điểm): Trong một ca khúc của mình, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có những ca từ như sau:
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng.
Để làm gì em biết không?
Để gió cuốn đi.”
Em hiểu ý nghĩa những ca từ trên như thế nào? Lời ca gợi cho em suy nghĩ gì về lẽ sống của con người?
Câu 3 (12,0 điểm ):
Trong bài “Đọc Kiều”, nhà thơ Chế Lan Viên viết:
Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc
Sắc tài sao mà lắm truân chuyên.
Dựa vào những hiểu biết của em về Truyện Kiều của Nguyễn Du, hãy giải thích và làm sáng tỏ nội dung ý hai câu thơ.
Họ và tên thí sinh: ...........................................Lớp:.......Trường:...............................
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2014-2015
Môn: Ngữ văn
CÂU
YÊU CẦU NỘI DUNG ĐẠT DƯỢC
ĐIỂM
1
a. H/s nêu được 2 thành ngữ, giải thích nghĩa của 2 thành ngữ:
- Nước mặn đồng chua: Thành ngữ chỉ vùng đất nhiễm mặn ở ven biển và vùng đất phèn có độ chua cao, đó là những vùng đất xấu khó trồng trọt.
- Đất cày lên sỏi đá: Thành ngữ chỉ vùng đất cằn cỗi khô hạn, đất đai bạc màu khó canh tác.
- Nghĩa của các thành ngữ được tổ chức theo phương thức hoán dụ dựa trên mối quan hệ gần gũi giữa các sự vật.
b. Yêu cầu hình thức: Viết được đoạn văn có kết cấu diễn dịch, độ dài khoảng 8 câu.
- Yêu cầu nội dung: Cảm nhận được tình đồng chí của người lính bắt nguồn từ sự tương đồng về cảnh ngộ.
Cảm nhận được cái hay về nghệ thuật: Lời thơ mộc mạc giản dị, cách nói bằng thành ngữ, kết cấu câu thơ đối xứng...
0,5
0,5
1,0
1,0
2
Yêu cầu về nội dung: HS trả lời được các ý cơ bản sau:
* Giới thiệu: Bài hát cũng như một tác phẩm Văn học- là con đẻ tinh thần của người sáng tác, được người sáng tác gửi gắm trong đó những suy nghĩ, tình cảm, khát vọng, ước mơ... mà chuyển đến với bạn đọc. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng vậy, những lời ca sau đây trong một bài hát đã khiến người đọc phải suy ngẫm mãi không thôi về lẽ sống làm người (trích) (0,5 đ).
* Giải thích ý nghĩa lời ca:
- Sống trong đời sống cần có một tấm lòng: Sống ở đời cần có tình cảm, lòng yêu thương, sự quan tâm chia sẻ với mọi người niềm vui, nỗi buồn, ước vọng khát khao, đặc biệt là sự đồng cảm biết quan tâm và sẻ chia với khó khăn của người khác.
- Để gió cuốn đi có thể hiểu theo hai cách:
+ Gió cuốn đi để chia sẻ yêu thương, để tình yêu và sự quan tâm được nhân ở mức độ rộng lớn khắp cả cuộc đời, với cả mọi người, không hạn hẹp chỉ là trong gia đình, trong làng xóm, tập thể nơi mình gắn bó. Đó là sự sẻ chia hào phóng rộng rãi cho tất cả những gì đáng thương, đáng được đồng cảm sẻ chia.
+ Để gió cuốn đi còn được hiểu: Thái độ yêu thương quan tâm giúp đỡ người khác một cách vô tư, hào hiệp không cần được vinh danh, lưu danh, không cần người khác biết ơn và trả ơn.
Dù hiểu theo cách nào thì lời ca cũng thật đẹp đẽ.
Ý nghĩa ca từ của Trịnh Công Sơn thiên về cách hiểu thứ hai.
* Ý nghĩa của lời ca gợi suy nghĩ về lẽ sống: Ca từ giúp ta hiểu một tấm lòng trong đời sống là vô cùng cần thiết nó là biểu hiện một nhân cách tốt, một lối sống cao đẹp. Từ đó, ta nhận thấy: Sống
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đào Tiến Tiếp
Dung lượng: 81,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)