Đề thi HSG Văn 9 huyện Gia Viễn năm học 2014-2015
Chia sẻ bởi Đinh Văn Tước |
Ngày 12/10/2018 |
25
Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG Văn 9 huyện Gia Viễn năm học 2014-2015 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN GIA VIỄN
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học: 2014 - 2015
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 150 phút
(không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2.0 điểm)
Cho đoạn văn sau:
“…Nắng bây giờ bắt đầu len tới đốt cháy rừng cây, những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh, thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên những vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe…”
(Trích Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long – Ngữ văn 9 tập 1)
a, Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất trong đoạn văn trên.
b, Phân tích hiệu quả thẩm mỹ của các biện pháp tu từ đó.
Câu 2: (6,0 điểm)
Hưởng ứng lời kêu gọi cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” ngày 17/10/2014, Ủy ban MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị phát động tháng hành động vì người nghèo (từ ngày 17/10/2014 đến 18/11/2014).
Suy nghĩ của em về hoạt động trên.
Câu 3: (12,0 điểm)
Khẳng định, tôn vinh tài năng của Kim Lân, có ý kiến cho rằng: Ông là nhà văn của lịch sử tâm hồn con người.
Dựa vào đoạn trích truyện Làng SGK Ngữ văn 9 tập 1, NXBGD năm 2008, hãy chứng minh rằng nhà văn Kim Lân đã thể hiện một cách sinh động, tinh tế diễn biến tâm trạng ông Hai từ khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.
---Hết---
Họ và tên học sinh: ..................................................................; SBD: ...........
BIỂU ĐIỂM, ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN 9
Câu 1: (2.0 điểm)
a) Học sinh chỉ ra được biện pháp nhân hóa được sử dụng nhiều nhất trong đoạn văn và dẫn ngữ liệu minh chứng. (0,5 điểm)
b) Học sinh phân tích được hiệu quả thẩm mỹ của biện pháp tu từ trên (1.5 điểm):
Cảnh vật được nhân cách hóa sống động. Mỗi câu, mỗi chữ như có đường nét, màu sắc, hình khối… đậm chất hội họa, vừa mang nhịp điệu êm ái của một bài thơ. Tất cả như muốn đem đến cho các nhân vật một cảm giác mới lạ, thơ mộng về một địa danh, về những khát khao, háo hức khi lần đầu tiên bước chân đến một vùng đất mới.
Vẻ đẹp thiên nhiên độc đáo của Sa Pa đã làm nên chất thơ cho tác phẩm. Bức tranh tràn đầy sương, đầy mây những sản vật của riêng Sa Pa, tươi sáng rực rỡ sắc màu tràn đầy sức sống nhưng vẫn mơ màng, lung linh, huyền ảo.Vẻ đẹp đó được thể hiện bằng nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ đặc sắc của tác giả. Hình ảnh thiên nhiên giúp ta cảm nhận được những rung cảm tinh tế, tình yêu thiên nhiên, đất nước của nhà văn.
Câu 2: (6,0 điểm)
I Yêu cầu về kĩ năng:
+ Làm đúng kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội, biết chọn thao tác nghị luận phù hợp.
+ Biết nhận xét, bình giá và nêu được suy nghĩ cá nhân.
+ Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng. Biết đưa ra các luận điểm đúng, diễn đạt chính xác, thuyết phục…
+ Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
II.Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày những cách nghĩ khác nhau xung quanh vấn đề nghị luận, nhưng về cơ bản phải hướng đến những ý sau:
a. Mở bài: 0,5 điểm
- Tương thân tương ái là truyền thống của dân tộc.
- Xã hội càng phát triển càng đòi hỏi con người phải biết chia sẻ.
- Giới thiệu về phong trào ủng hộ quỹ “Vì người nghèo”.
b. Thân bài: 5,0 điểm
- Nêu hiểu biết của cá nhân về phong trào: 1,5 điểm
+ Xuất phát từ thực tế đất nước còn những người nghèo do hoàn cảnh khó khăn, thiên tai, bệnh tật…và từ đạo lí “Lá lành đùm lá rách”, “Lá rách ít đùm lá rách nhiều” của dân tộc.
+ Do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động.
+ Mục đích: Nhường cơm sẻ áo, chia sẻ khó khăn giúp đỡ đồng bào trong lúc hoạn nạn.
+ Quy mô: Toàn quốc bao gồm cả những Việt kiều đang sống xa Tổ quốc và người nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Nam.
+ Tỉnh Ninh Bình hàng năm cũng
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học: 2014 - 2015
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 150 phút
(không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2.0 điểm)
Cho đoạn văn sau:
“…Nắng bây giờ bắt đầu len tới đốt cháy rừng cây, những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh, thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên những vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe…”
(Trích Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long – Ngữ văn 9 tập 1)
a, Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất trong đoạn văn trên.
b, Phân tích hiệu quả thẩm mỹ của các biện pháp tu từ đó.
Câu 2: (6,0 điểm)
Hưởng ứng lời kêu gọi cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” ngày 17/10/2014, Ủy ban MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị phát động tháng hành động vì người nghèo (từ ngày 17/10/2014 đến 18/11/2014).
Suy nghĩ của em về hoạt động trên.
Câu 3: (12,0 điểm)
Khẳng định, tôn vinh tài năng của Kim Lân, có ý kiến cho rằng: Ông là nhà văn của lịch sử tâm hồn con người.
Dựa vào đoạn trích truyện Làng SGK Ngữ văn 9 tập 1, NXBGD năm 2008, hãy chứng minh rằng nhà văn Kim Lân đã thể hiện một cách sinh động, tinh tế diễn biến tâm trạng ông Hai từ khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.
---Hết---
Họ và tên học sinh: ..................................................................; SBD: ...........
BIỂU ĐIỂM, ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN 9
Câu 1: (2.0 điểm)
a) Học sinh chỉ ra được biện pháp nhân hóa được sử dụng nhiều nhất trong đoạn văn và dẫn ngữ liệu minh chứng. (0,5 điểm)
b) Học sinh phân tích được hiệu quả thẩm mỹ của biện pháp tu từ trên (1.5 điểm):
Cảnh vật được nhân cách hóa sống động. Mỗi câu, mỗi chữ như có đường nét, màu sắc, hình khối… đậm chất hội họa, vừa mang nhịp điệu êm ái của một bài thơ. Tất cả như muốn đem đến cho các nhân vật một cảm giác mới lạ, thơ mộng về một địa danh, về những khát khao, háo hức khi lần đầu tiên bước chân đến một vùng đất mới.
Vẻ đẹp thiên nhiên độc đáo của Sa Pa đã làm nên chất thơ cho tác phẩm. Bức tranh tràn đầy sương, đầy mây những sản vật của riêng Sa Pa, tươi sáng rực rỡ sắc màu tràn đầy sức sống nhưng vẫn mơ màng, lung linh, huyền ảo.Vẻ đẹp đó được thể hiện bằng nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ đặc sắc của tác giả. Hình ảnh thiên nhiên giúp ta cảm nhận được những rung cảm tinh tế, tình yêu thiên nhiên, đất nước của nhà văn.
Câu 2: (6,0 điểm)
I Yêu cầu về kĩ năng:
+ Làm đúng kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội, biết chọn thao tác nghị luận phù hợp.
+ Biết nhận xét, bình giá và nêu được suy nghĩ cá nhân.
+ Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng. Biết đưa ra các luận điểm đúng, diễn đạt chính xác, thuyết phục…
+ Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
II.Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày những cách nghĩ khác nhau xung quanh vấn đề nghị luận, nhưng về cơ bản phải hướng đến những ý sau:
a. Mở bài: 0,5 điểm
- Tương thân tương ái là truyền thống của dân tộc.
- Xã hội càng phát triển càng đòi hỏi con người phải biết chia sẻ.
- Giới thiệu về phong trào ủng hộ quỹ “Vì người nghèo”.
b. Thân bài: 5,0 điểm
- Nêu hiểu biết của cá nhân về phong trào: 1,5 điểm
+ Xuất phát từ thực tế đất nước còn những người nghèo do hoàn cảnh khó khăn, thiên tai, bệnh tật…và từ đạo lí “Lá lành đùm lá rách”, “Lá rách ít đùm lá rách nhiều” của dân tộc.
+ Do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động.
+ Mục đích: Nhường cơm sẻ áo, chia sẻ khó khăn giúp đỡ đồng bào trong lúc hoạn nạn.
+ Quy mô: Toàn quốc bao gồm cả những Việt kiều đang sống xa Tổ quốc và người nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Nam.
+ Tỉnh Ninh Bình hàng năm cũng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đinh Văn Tước
Dung lượng: 65,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)