De thi hsg van 9
Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Chung |
Ngày 14/10/2018 |
42
Chia sẻ tài liệu: de thi hsg van 9 thuộc Vật lí 9
Nội dung tài liệu:
Đề đề xuất ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
MÔN: Ngữ Văn 9
THỜI GIAN:150 PHÚT (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: ( 3 điểm)
Đọc kĩ hai câu thơ:
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi.
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
( Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm)
Từ " mặt trời" trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo biện pháp tu từ từ vựng nào? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không? Vì sao?
Câu 2. (2 điểm)
“ Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; Kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thàh đường thôi. “ (Cố hương – Lỗ Tấn)
Lỗ Tấn đã gửi gắm điều gì qua việc so sánh “hi vọng” với “con đường” trong đoạn văn trên?
Câu 3: ( 3 điểm)
Hãy nêu những nguyên nhân dẫn đến nỗi oan của Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
Câu 4(12.0 điểm):
Hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ trong hai bài thơ “Đồng chí” (Chính Hữu) và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật) vừa mang phẩm chất chung hết sức đẹp đẽ của người lính Cụ Hồ nhưng đồng thời lại vẫn có nét cá tính riêng độc đáo.
ĐÁP ÁN
Câu 1:
HS chỉ ra biện pháp tu từ, ẩn dụ qua hình ảnh "mặt trời" ở câu 2 - Không thể coi đây là hiện tượng một nhĩa gốc phát triển thành nhiều nghĩa. 1.0 điểm
Vì: Nhà thơ gọi em bé là " mặt trời" dựa theo mối quan hệ tương đồng giữa hai đối tượng được cảm nhận theo chủ quan của nhà thơ. Sự chuyển nghĩa của từ " mặt trời" chỉ có tính chất lâm thời, nó không làm cho từ có thêm nghĩa mới và không thể đưa vào để giải thích trong từ điển. 2.0 điểm
Câu 2: Điều mà Lỗ Tấn đã gửi gắm qua việc so sánh “hi vọng” với “con đường” :
Hi vọng cũng như việc mở đường đầy vất vả, gian lao, đòi hỏi phải biết nuôi dưỡng hi vọng, phải kiên trì và quyết tâm thì nó mới trở thành hiện thực. 1,0 đ
Gửi gắm một niềm tin, một khát vọng về sự đổi thay của con người, quê hương đất nước Trung Quốc trong tương lai. 1,0 đ
Câu 3:
* Nỗi oan của VN được diễn tả rất sinh động, như một màn kịch ngắn có tạo tình huống, xung đột, thắt nút, mở nút...HS phải nêu được các nguyên nhân sau:
Cuộc hôn nhân của TS và VN có phần không bình đẳng (TS “xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về” và khi giãi bày cùng chồng VN nói “Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu”).Sự cách bức ấy đã tạo nên một cái thế cho TS, bên cạnh cái thế của người chồng, người đàn ông trong chế độ phong kiến. 0,5đ
Tính cách của TS: “TS có tính đa nghi,đối với vợ phòng ngừa quá sức” ; Thêm nữa, tâm trạng của chàng khi đi lính về có phần nặng nề, không vui (mẹ mất)0,5đ
Tình huống bất ngờ: Đó là lời nói của đứa trẻ ngây thơ chứa đầy những điêù đáng ngờ.Thoạt đầu là sự ngạc nhiên của nó khi thấy mình có đến 2 người cha, một người biết nói còn một người “chỉ nín thin thít”.Khi bị gặng hỏi nó mới nói thêm có “một người đàn ông đêm nào cũng đến,mẹ Đản đi cũng đi,mẹ Đản ngồi cũng ngồi”.Thông tin ngày một gay cấn ấy như đổ thêm dầu vào lửa, “tính đa nghi” của TS đã đến cao trào ,chàng “đinh ninh là vợ hư”.0,5đ
Cách sử sự hồ đồ, độc đoán của TS: Về đến nhà, TS không đủ bình tĩnh để phán đoán, phân tích, bỏ ngoài tai những lời phân trần của vợ, không tin cả những nhân chứng bênh vực cho nàng, cũng nhất quyết không chịu nói ra nguyên cớ để cho vợ có cơ hội minh oan. Nút thắt ngày một chặt, kịch tính ngày một cao.TS trở thành một kẻ vũ phu, thô bạo “mắng nhiếc nàng và đánh đuổi nàng đi”, dẫn đến cái chết oan nghiệt của VN. Cái chết đó khác nào bị bức tử, mà kẻ bức tử lại hoàn toàn vô can.0,5đ
Cuộc chiến tranh phi nghĩa đã làm cho đôi vợ chồng trẻ phải xa nhau, khiến
MÔN: Ngữ Văn 9
THỜI GIAN:150 PHÚT (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: ( 3 điểm)
Đọc kĩ hai câu thơ:
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi.
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
( Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm)
Từ " mặt trời" trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo biện pháp tu từ từ vựng nào? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không? Vì sao?
Câu 2. (2 điểm)
“ Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; Kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thàh đường thôi. “ (Cố hương – Lỗ Tấn)
Lỗ Tấn đã gửi gắm điều gì qua việc so sánh “hi vọng” với “con đường” trong đoạn văn trên?
Câu 3: ( 3 điểm)
Hãy nêu những nguyên nhân dẫn đến nỗi oan của Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
Câu 4(12.0 điểm):
Hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ trong hai bài thơ “Đồng chí” (Chính Hữu) và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật) vừa mang phẩm chất chung hết sức đẹp đẽ của người lính Cụ Hồ nhưng đồng thời lại vẫn có nét cá tính riêng độc đáo.
ĐÁP ÁN
Câu 1:
HS chỉ ra biện pháp tu từ, ẩn dụ qua hình ảnh "mặt trời" ở câu 2 - Không thể coi đây là hiện tượng một nhĩa gốc phát triển thành nhiều nghĩa. 1.0 điểm
Vì: Nhà thơ gọi em bé là " mặt trời" dựa theo mối quan hệ tương đồng giữa hai đối tượng được cảm nhận theo chủ quan của nhà thơ. Sự chuyển nghĩa của từ " mặt trời" chỉ có tính chất lâm thời, nó không làm cho từ có thêm nghĩa mới và không thể đưa vào để giải thích trong từ điển. 2.0 điểm
Câu 2: Điều mà Lỗ Tấn đã gửi gắm qua việc so sánh “hi vọng” với “con đường” :
Hi vọng cũng như việc mở đường đầy vất vả, gian lao, đòi hỏi phải biết nuôi dưỡng hi vọng, phải kiên trì và quyết tâm thì nó mới trở thành hiện thực. 1,0 đ
Gửi gắm một niềm tin, một khát vọng về sự đổi thay của con người, quê hương đất nước Trung Quốc trong tương lai. 1,0 đ
Câu 3:
* Nỗi oan của VN được diễn tả rất sinh động, như một màn kịch ngắn có tạo tình huống, xung đột, thắt nút, mở nút...HS phải nêu được các nguyên nhân sau:
Cuộc hôn nhân của TS và VN có phần không bình đẳng (TS “xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về” và khi giãi bày cùng chồng VN nói “Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu”).Sự cách bức ấy đã tạo nên một cái thế cho TS, bên cạnh cái thế của người chồng, người đàn ông trong chế độ phong kiến. 0,5đ
Tính cách của TS: “TS có tính đa nghi,đối với vợ phòng ngừa quá sức” ; Thêm nữa, tâm trạng của chàng khi đi lính về có phần nặng nề, không vui (mẹ mất)0,5đ
Tình huống bất ngờ: Đó là lời nói của đứa trẻ ngây thơ chứa đầy những điêù đáng ngờ.Thoạt đầu là sự ngạc nhiên của nó khi thấy mình có đến 2 người cha, một người biết nói còn một người “chỉ nín thin thít”.Khi bị gặng hỏi nó mới nói thêm có “một người đàn ông đêm nào cũng đến,mẹ Đản đi cũng đi,mẹ Đản ngồi cũng ngồi”.Thông tin ngày một gay cấn ấy như đổ thêm dầu vào lửa, “tính đa nghi” của TS đã đến cao trào ,chàng “đinh ninh là vợ hư”.0,5đ
Cách sử sự hồ đồ, độc đoán của TS: Về đến nhà, TS không đủ bình tĩnh để phán đoán, phân tích, bỏ ngoài tai những lời phân trần của vợ, không tin cả những nhân chứng bênh vực cho nàng, cũng nhất quyết không chịu nói ra nguyên cớ để cho vợ có cơ hội minh oan. Nút thắt ngày một chặt, kịch tính ngày một cao.TS trở thành một kẻ vũ phu, thô bạo “mắng nhiếc nàng và đánh đuổi nàng đi”, dẫn đến cái chết oan nghiệt của VN. Cái chết đó khác nào bị bức tử, mà kẻ bức tử lại hoàn toàn vô can.0,5đ
Cuộc chiến tranh phi nghĩa đã làm cho đôi vợ chồng trẻ phải xa nhau, khiến
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Chung
Dung lượng: 48,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)