DE THI HSG VAN 9
Chia sẻ bởi Ngô Văn Chuyển |
Ngày 12/10/2018 |
27
Chia sẻ tài liệu: DE THI HSG VAN 9 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ NAM
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
LỚP 9 THCS NĂM 2011
Môn: Ngữ văn
I. CÁC YÊU CẦU CỤ THỂ VÀ THANG ĐIỂM
Câu 1: (4 điểm)
1. Chỉ ra biện pháp tu từ nổi bật: Ẩn dụ (1 điểm)
- Câu thơ của Chế Lan Viên: hình ảnh “Cò”- ẩn dụ cho người mẹ, tình mẹ.
- Câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm: hình ảnh “Mặt trời của mẹ”- ẩn dụ em Cu Tai .
2. Hiệu quả nghệ thuật: (2 điểm)
- Câu thơ của Chế Lan Viên: hình ảnh con cò tảo tần, chịu thương chịu khó trong ca dao được tác giả nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng yêu thương con của người mẹ, mẹ lúc nào cũng ở bên con cho đến suốt cuộc đời. Phép ẩn dụ đã ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng.
- Câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm: Từ mặt trời vũ trụ, nhà thơ liên tưởng đến "mặt trời của mẹ", đó là em Cu Tai: con là hi vọng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc ấm áp thiêng liêng, con mang lại cho mẹ sức mạnh và tình yêu cuộc sống. Phép ẩn dụ ca ngợi lòng mẹ, tình thương con của người mẹ Tà Ôi.
3. Nét độc đáo trong cách sử dụng biện pháp tu từ của mỗi tác giả: (1 điểm)
- Ở Chế Lan Viên: hình ảnh ẩn dụ vừa dân dã, mộc mạc, mang âm hưởng ca dao; vừa mang tính biểu tượng, đậm chất triết lí, suy tưởng .
- Ở Nguyễn Khoa Điềm: Đứa con là "mặt trời của mẹ"- một ẩn dụ rất sáng tạo, mộc mạc, gần gũi với nếp cảm, nếp nghĩ, với đời sống của đồng bào thiểu số; bình dị mà thấm thía, làm rung động lòng người
Câu 2: (10 điểm)
- Yêu cầu về kĩ năng: trên cơ sở nắm vững những kiến thức cơ bản về tác phẩm, học sinh biết vận dụng kiến thức để làm bài văn nghị luận bàn về một ý kiến văn học; có năng lực cảm thụ, giải thích, phân tích, chứng minh và đánh giá khái quát làm rõ ý kiến văn học.
- Yêu cầu về kiến thức:
1. Những hiểu biết cơ bản về tác giả, tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, nội dung chủ đề)
(1 điểm)
2. Giải thích các khái niệm: (1 điểm)
- Tình huống truyện: là hoàn cảnh có vấn đề mà tác giả đặt nhân vật vào để nhân vật được thử thách và bộc lộ tính cách, đưa câu chuyện lên cao trào và thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm.
Vai trò: quan trọng, làm nổi bật chủ đề, tạo ấn tượng và làm nên sự thành công của tác phẩm.
- Miêu tả nội tâm: là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật.
Vai trò của miêu tả nội tâm trong tác phẩm tự sự: là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động
3. Phân tích - chứng minh: truyện ngắn “Làng” là một thành công của Kim Lân:
a. Tình huống tâm lý bất ngờ, gay cấn, căng thẳng, thử thách: ông Hai nghe tin cả làng mình theo giặc. (2 điểm)
- Bất ngờ: rất yêu và tự hào về làng mình, ông Hai đột ngột nghe tin làng lập tề
- Gay cấn: tin đó được chính những người đi tản cư từ phía Chợ Dầu nói ra.
- Căng thẳng, cao trào, có ý nghĩa thử thách: đặt nhân vật vào xung đột giằng xé giữa tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước, giữa tình cảm cá nhân và trách nhiệm công dân.
Nhận xét: tình huống truyện giúp nhân vật bộc lộ cụ thể tâm trạng và thể hiện sâu sắc tình yêu quê hương, đất nước sâu đậm của người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.
b. Miêu tả nội tâm nhân vật ông Hai:
Tác giả đã sử dụng nhiều biện pháp để miêu tả tâm lí: qua những trạng thái cảm xúc trực tiếp, đối thoại và độc thoại nội tâm:
* Khi nghe tin làng theo giặc:
- Diễn tả cụ thể, trực tiếp những cảm xúc sững sờ, đau xót, tủi hổ, chán chường (cổ nghẹn ắng, da mặt tê rân rân, nằm vật ra giường, nước mắt giàn ra...); dáng vẻ, cử chỉ , điệu bộ (cúi gằm mặt, chột dạ, nơm nớp, trống ngực đập thình thịch...) diễn tả nỗi đau đớn, bẽ bàng của ông Hai. (1 điểm)
- Độc thoại nội tâm: một loạt những câu hỏi, ý nghĩ
HÀ NAM
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
LỚP 9 THCS NĂM 2011
Môn: Ngữ văn
I. CÁC YÊU CẦU CỤ THỂ VÀ THANG ĐIỂM
Câu 1: (4 điểm)
1. Chỉ ra biện pháp tu từ nổi bật: Ẩn dụ (1 điểm)
- Câu thơ của Chế Lan Viên: hình ảnh “Cò”- ẩn dụ cho người mẹ, tình mẹ.
- Câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm: hình ảnh “Mặt trời của mẹ”- ẩn dụ em Cu Tai .
2. Hiệu quả nghệ thuật: (2 điểm)
- Câu thơ của Chế Lan Viên: hình ảnh con cò tảo tần, chịu thương chịu khó trong ca dao được tác giả nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng yêu thương con của người mẹ, mẹ lúc nào cũng ở bên con cho đến suốt cuộc đời. Phép ẩn dụ đã ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng.
- Câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm: Từ mặt trời vũ trụ, nhà thơ liên tưởng đến "mặt trời của mẹ", đó là em Cu Tai: con là hi vọng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc ấm áp thiêng liêng, con mang lại cho mẹ sức mạnh và tình yêu cuộc sống. Phép ẩn dụ ca ngợi lòng mẹ, tình thương con của người mẹ Tà Ôi.
3. Nét độc đáo trong cách sử dụng biện pháp tu từ của mỗi tác giả: (1 điểm)
- Ở Chế Lan Viên: hình ảnh ẩn dụ vừa dân dã, mộc mạc, mang âm hưởng ca dao; vừa mang tính biểu tượng, đậm chất triết lí, suy tưởng .
- Ở Nguyễn Khoa Điềm: Đứa con là "mặt trời của mẹ"- một ẩn dụ rất sáng tạo, mộc mạc, gần gũi với nếp cảm, nếp nghĩ, với đời sống của đồng bào thiểu số; bình dị mà thấm thía, làm rung động lòng người
Câu 2: (10 điểm)
- Yêu cầu về kĩ năng: trên cơ sở nắm vững những kiến thức cơ bản về tác phẩm, học sinh biết vận dụng kiến thức để làm bài văn nghị luận bàn về một ý kiến văn học; có năng lực cảm thụ, giải thích, phân tích, chứng minh và đánh giá khái quát làm rõ ý kiến văn học.
- Yêu cầu về kiến thức:
1. Những hiểu biết cơ bản về tác giả, tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, nội dung chủ đề)
(1 điểm)
2. Giải thích các khái niệm: (1 điểm)
- Tình huống truyện: là hoàn cảnh có vấn đề mà tác giả đặt nhân vật vào để nhân vật được thử thách và bộc lộ tính cách, đưa câu chuyện lên cao trào và thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm.
Vai trò: quan trọng, làm nổi bật chủ đề, tạo ấn tượng và làm nên sự thành công của tác phẩm.
- Miêu tả nội tâm: là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật.
Vai trò của miêu tả nội tâm trong tác phẩm tự sự: là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động
3. Phân tích - chứng minh: truyện ngắn “Làng” là một thành công của Kim Lân:
a. Tình huống tâm lý bất ngờ, gay cấn, căng thẳng, thử thách: ông Hai nghe tin cả làng mình theo giặc. (2 điểm)
- Bất ngờ: rất yêu và tự hào về làng mình, ông Hai đột ngột nghe tin làng lập tề
- Gay cấn: tin đó được chính những người đi tản cư từ phía Chợ Dầu nói ra.
- Căng thẳng, cao trào, có ý nghĩa thử thách: đặt nhân vật vào xung đột giằng xé giữa tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước, giữa tình cảm cá nhân và trách nhiệm công dân.
Nhận xét: tình huống truyện giúp nhân vật bộc lộ cụ thể tâm trạng và thể hiện sâu sắc tình yêu quê hương, đất nước sâu đậm của người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.
b. Miêu tả nội tâm nhân vật ông Hai:
Tác giả đã sử dụng nhiều biện pháp để miêu tả tâm lí: qua những trạng thái cảm xúc trực tiếp, đối thoại và độc thoại nội tâm:
* Khi nghe tin làng theo giặc:
- Diễn tả cụ thể, trực tiếp những cảm xúc sững sờ, đau xót, tủi hổ, chán chường (cổ nghẹn ắng, da mặt tê rân rân, nằm vật ra giường, nước mắt giàn ra...); dáng vẻ, cử chỉ , điệu bộ (cúi gằm mặt, chột dạ, nơm nớp, trống ngực đập thình thịch...) diễn tả nỗi đau đớn, bẽ bàng của ông Hai. (1 điểm)
- Độc thoại nội tâm: một loạt những câu hỏi, ý nghĩ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngô Văn Chuyển
Dung lượng: 55,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)