Đề thi HSG Văn 9
Chia sẻ bởi Trần Nguyễn Thanh Tâm |
Ngày 12/10/2018 |
22
Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG Văn 9 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT KRÔNG ANA KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Đề thi môn: Ngữ văn 9
Thời gian làm bài: 150 phút
I (4,0 điểm ).
Nhận xét về cách kết thúc Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, có ý kiến cho rằng: “Truyện kết thúc có hậu, thể hiện được ước mong của con người về sự công bằng trong cuộc đời”, song ý kiến khác lại khẳng định: “Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái kết lung linh kì ảo”.
Hãy trình bày suy nghĩ của em về hai ý kiến trên.
II (4,0 điểm).
Truyện ngắn Bến quê của nhà văn Nguyễn Minh Châu (Ngữ văn 9 – Tập 2) có những hình ảnh, chi tiết mang tính biểu tượng. Hãy chỉ ra những hình ảnh, chi tiết đó và nêu ý nghĩa biểu tượng của chúng.
III (12,0 điểm).
Phân tích tâm sự thầm kín của Nguyễn Duy trong bài thơ “Ánh trăng” (Ngữ văn 9- Tập 1).
.................Hết...............
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh:........................................................Số báo danh:............
Chữ kí giám thị 1 Chữ kí giám thị 2
PHÒNG GD&ĐT KRÔNG ANA
ĐÁP ÁN
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN MÔN NGỮ VĂN 9
(Đáp án gồm 02 trang)
I (4,0 điểm ):Học sinh có thể trình bày các suy nghĩ theo quan điểm cá nhân song cần đảm bảo được các ý sau:
- Nhận xét về cách kết thúc Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ có 2 ý kiến:
“Truyện kết thúc có hậu, thể hiện được ước mong của con người về sự công bằng trong cuộc đời”
“Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái kết lung linh kì ảo”.
Cả hai ý kiến trên đều nói lên được ý nghĩa của cách kết thúc Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. Hai ý kiến trên không phải mâu thuẫn với nhau mà nó bổ sung cho nhau để nói lên đầy đủ ý nghĩa sâu xa của cách kết thúc vừa có hậu vừa mang tính bi kịch sâu sắc của tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ .(1,0 điểm)
-Ý kiến thứ nhất muốn đề cao kết thúc có hậu của tác phẩm, thể hiện mơ ước ngàn đời của nhân dân về lẽ công bằng: Người tốt dù có trải qua bao oan khuất cuối cùng cũng được đền trả xứng đáng, cái thiện bao giờ cũng chiến thắng. (1,5 điểm)
-Ý kiến thứ hai muốn đề cập tính bi kịch của tác phẩm.Vũ Nương trở về uy nghi, rực rỡ nhưng chỉ thấp thoáng lúc ẩn lúc hiện ở giữa dòng sông và sau lời tạ từ đầy ngậm ngùi rồi biến mất. Nàng không trở lại trần gian thực ra đâu phải cái nghĩa với Linh Phi: “ Thiếp cám ơn đức Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ”, mà điều chủ yếu là nàng chẳng còn gì để trở về. Đàn giải oan chỉ là một chút an ủi cho người bạc phận chứ không thể làm sống lại tình xưa. Nỗi oan được giải, nhưng hạnh phúc thực sự đâu có thể tìm lại được nữa. Sự dứt áo ra đi của Vũ Nương biểu hiện thái độ phủ định cõi trần thế với cái xã hội bất công đương thời, xã hội mà ở đó phụ nữ không thể có hạnh phúc. Như vậy trong ý kiến nhận xét thứ hai muốn đề đến với sự phê phán và niềm thương cảm của tác giả tiềm ẩn trong cái kết lung linh kì ảo. (1,5 điểm)
II ( 4,0 điểm)
Các hình ảnh, chi tiết trong truyện “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu mang tính biểu tượng và ý nghĩa biểu tượng của chúng:
1.(1,0 điểm) Hình ảnh: bến sông, con đò, bãi bồi và khung cảnh thiên nhiên trong truyện.
Ý nghĩa: Biểu tượng cho vẻ đẹp của đời sống, của quê hương xứ sở thân thuộc, bình dị.
2.(1,0 điểm) Hình ảnh: Những bông hoa bằng lăng cuối mùa, tiếng những tảng đất lở ở bờ sông bên này.
Ý nghĩa : Biểu tượng cho sự sống tàn lụi của đời Nhĩ trong những ngày cuối cùng.
3.(1,0 điểm) Chi tiết: đứa con trai của Nhĩ sa vào đám chơi phá cờ thế trên lề đường.
Ý nghĩa: Biểu tượng cho sự vòng vèo, chùng chình mà trên đường đời người ta khó tránh khỏi.
4.(1,0 điểm) Hình ảnh: Nhĩ đu mình, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát.
Ý nghĩa: Biểu tượng thức tỉnh mọi người sớm
Đề thi môn: Ngữ văn 9
Thời gian làm bài: 150 phút
I (4,0 điểm ).
Nhận xét về cách kết thúc Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, có ý kiến cho rằng: “Truyện kết thúc có hậu, thể hiện được ước mong của con người về sự công bằng trong cuộc đời”, song ý kiến khác lại khẳng định: “Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái kết lung linh kì ảo”.
Hãy trình bày suy nghĩ của em về hai ý kiến trên.
II (4,0 điểm).
Truyện ngắn Bến quê của nhà văn Nguyễn Minh Châu (Ngữ văn 9 – Tập 2) có những hình ảnh, chi tiết mang tính biểu tượng. Hãy chỉ ra những hình ảnh, chi tiết đó và nêu ý nghĩa biểu tượng của chúng.
III (12,0 điểm).
Phân tích tâm sự thầm kín của Nguyễn Duy trong bài thơ “Ánh trăng” (Ngữ văn 9- Tập 1).
.................Hết...............
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh:........................................................Số báo danh:............
Chữ kí giám thị 1 Chữ kí giám thị 2
PHÒNG GD&ĐT KRÔNG ANA
ĐÁP ÁN
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN MÔN NGỮ VĂN 9
(Đáp án gồm 02 trang)
I (4,0 điểm ):Học sinh có thể trình bày các suy nghĩ theo quan điểm cá nhân song cần đảm bảo được các ý sau:
- Nhận xét về cách kết thúc Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ có 2 ý kiến:
“Truyện kết thúc có hậu, thể hiện được ước mong của con người về sự công bằng trong cuộc đời”
“Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái kết lung linh kì ảo”.
Cả hai ý kiến trên đều nói lên được ý nghĩa của cách kết thúc Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. Hai ý kiến trên không phải mâu thuẫn với nhau mà nó bổ sung cho nhau để nói lên đầy đủ ý nghĩa sâu xa của cách kết thúc vừa có hậu vừa mang tính bi kịch sâu sắc của tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ .(1,0 điểm)
-Ý kiến thứ nhất muốn đề cao kết thúc có hậu của tác phẩm, thể hiện mơ ước ngàn đời của nhân dân về lẽ công bằng: Người tốt dù có trải qua bao oan khuất cuối cùng cũng được đền trả xứng đáng, cái thiện bao giờ cũng chiến thắng. (1,5 điểm)
-Ý kiến thứ hai muốn đề cập tính bi kịch của tác phẩm.Vũ Nương trở về uy nghi, rực rỡ nhưng chỉ thấp thoáng lúc ẩn lúc hiện ở giữa dòng sông và sau lời tạ từ đầy ngậm ngùi rồi biến mất. Nàng không trở lại trần gian thực ra đâu phải cái nghĩa với Linh Phi: “ Thiếp cám ơn đức Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ”, mà điều chủ yếu là nàng chẳng còn gì để trở về. Đàn giải oan chỉ là một chút an ủi cho người bạc phận chứ không thể làm sống lại tình xưa. Nỗi oan được giải, nhưng hạnh phúc thực sự đâu có thể tìm lại được nữa. Sự dứt áo ra đi của Vũ Nương biểu hiện thái độ phủ định cõi trần thế với cái xã hội bất công đương thời, xã hội mà ở đó phụ nữ không thể có hạnh phúc. Như vậy trong ý kiến nhận xét thứ hai muốn đề đến với sự phê phán và niềm thương cảm của tác giả tiềm ẩn trong cái kết lung linh kì ảo. (1,5 điểm)
II ( 4,0 điểm)
Các hình ảnh, chi tiết trong truyện “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu mang tính biểu tượng và ý nghĩa biểu tượng của chúng:
1.(1,0 điểm) Hình ảnh: bến sông, con đò, bãi bồi và khung cảnh thiên nhiên trong truyện.
Ý nghĩa: Biểu tượng cho vẻ đẹp của đời sống, của quê hương xứ sở thân thuộc, bình dị.
2.(1,0 điểm) Hình ảnh: Những bông hoa bằng lăng cuối mùa, tiếng những tảng đất lở ở bờ sông bên này.
Ý nghĩa : Biểu tượng cho sự sống tàn lụi của đời Nhĩ trong những ngày cuối cùng.
3.(1,0 điểm) Chi tiết: đứa con trai của Nhĩ sa vào đám chơi phá cờ thế trên lề đường.
Ý nghĩa: Biểu tượng cho sự vòng vèo, chùng chình mà trên đường đời người ta khó tránh khỏi.
4.(1,0 điểm) Hình ảnh: Nhĩ đu mình, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát.
Ý nghĩa: Biểu tượng thức tỉnh mọi người sớm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Nguyễn Thanh Tâm
Dung lượng: 46,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)