ĐỀ THI HSG VAN 9
Chia sẻ bởi Trần Phương Khanh |
Ngày 12/10/2018 |
51
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI HSG VAN 9 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO
KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
HUYỆN CHÂU THÀNH
NĂM HỌC: 2012-2013
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9
(Đề chính thức)
Thời gian: 120 phút
(Không kể thời gian giao đề)
ĐỀ:
Câu 1 (6 điểm):
Xác định và phân tích giá trị thẩm mĩ của các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ:
Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
(Phạm Tiến Duật, Bài thơ về tiểu đội xe không kính - SGK Ngữ văn 9, tập 1)
Câu 2 (14 điểm):
Trong buổi giao lưu, trò chuyện với các thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc của các trường đại học, học viện tại Hà Nội, Giáo sư Ngô Bảo Châu đã chia sẻ: “Tôi luôn tin rằng, trong mỗi thất bại luôn có mầm mống của sự thành công”.
Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm trên.
----Hết----
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO
KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
HUYỆN CHÂU THÀNH
NĂM HỌC: 2012-2013
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9
(Đề chính thức)
(Thời gian: 120 phút)
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1. (6.00 điểm)
Yêu cầu: Học sinh xác định được các biện pháp tu từ và chỉ ra được giá trị thẩm mĩ có trong đoạn thơ:
- Điệp ngữ: “không có” ( lặp lại 3 lần) nhấn mạnh thêm tính chất khốc liệt của chiến tranh làm cho chiếc xe biến dạng đến trần trụi tưởng chừng như chiếc xe không thể chạy được nữa. (2.00 điểm)
- Tương phản: Giữa “không” và “có” đó là sự đối lập giữa phương tiện vật chất và tinh thần của người chiến sĩ. .(2.00 điểm)
- Hoán dụ: + “miền Nam” ( chỉ nhân dân miền Nam)
+ “một trái tim” ( chỉ người lính lái xe với một tấm lòng, một tình yêu nước, một khát vọng giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và đó cũng là lí tưởng của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ cứu nước. .(2.00 điểm)
Câu 2. (14.00 điểm)
1. Về kĩ năng:
- Học sinh phải xác định được đây là một bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
- Bố cục rõ ràng, kết hợp nhiều thao tác như giải thích, chứng minh, bình luận.
- Văn viết trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, hạn chế lỗi chính tả.
2. Về kiến thức:
Học sinh phải đạt được những yêu cầu sau:
- Giới thiệu và giải thích được vấn đề cần bàn luận.
+ Con người trước mỗi thất bại không nên thất vọng mà phải nhận ra được bài học để rồi đi đến thành công . ( Thất bại là mẹ thành công.)
+ Thất bại nghĩa là không đạt được kết quả, mục đích như dự định.
+ Mầm mống nghĩa ở đây là nguyên nhân, là bài học bổ ích mà ta nhận ra được từ sự thất bại đó.
+ Thành công là đạt được kết quả, mục đích như dự định.
- Dùng lí lẽ và dẫn chứng để khẳng định vấn đề trên là đúng:
+ Trong cuộc sống, con người phải có niềm tin và nó chính là nền tảng để đi đến thành công.
+ Thiếu niềm tin và nghị lực thì cuộc sống sẽ mất hết ý nghĩa.
+ Con đường đi đến thành công không phải lúc nào cũng bằng phẳng, xuôi dòng
+ Thất bại là điều khó tránh khỏi vì nhiều trở ngại do chủ quan, khách quan. Dẫn chứng trong lịch sử đấu tranh, trong thời kì xây dựng, thời kì đổi mới.
+ Điều quan trọng là phải biết chấp nhận thất bại bằng cách rút kinh nghiệm và xem đó là cơ hội để ta giàu thêm ý chí, nghị lực để vươn lên ( Ai chiến thắng mà không hề chiến bại. Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần)
+ Gục ngã, buông xuôi trước một thất bại là kẻ yếu mềm, thiếu ý chí, không chiến thắng được bản thân thì không thể thành công trong công việc. ( Không có viêc gì khó…ắt làm nên…)
Lưu ý: HS có thể có những kiến giải khác, quan trọng có sức thuyết phục là được.
- Mở rộng, bàn bạc :
KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
HUYỆN CHÂU THÀNH
NĂM HỌC: 2012-2013
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9
(Đề chính thức)
Thời gian: 120 phút
(Không kể thời gian giao đề)
ĐỀ:
Câu 1 (6 điểm):
Xác định và phân tích giá trị thẩm mĩ của các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ:
Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
(Phạm Tiến Duật, Bài thơ về tiểu đội xe không kính - SGK Ngữ văn 9, tập 1)
Câu 2 (14 điểm):
Trong buổi giao lưu, trò chuyện với các thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc của các trường đại học, học viện tại Hà Nội, Giáo sư Ngô Bảo Châu đã chia sẻ: “Tôi luôn tin rằng, trong mỗi thất bại luôn có mầm mống của sự thành công”.
Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm trên.
----Hết----
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO
KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
HUYỆN CHÂU THÀNH
NĂM HỌC: 2012-2013
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9
(Đề chính thức)
(Thời gian: 120 phút)
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1. (6.00 điểm)
Yêu cầu: Học sinh xác định được các biện pháp tu từ và chỉ ra được giá trị thẩm mĩ có trong đoạn thơ:
- Điệp ngữ: “không có” ( lặp lại 3 lần) nhấn mạnh thêm tính chất khốc liệt của chiến tranh làm cho chiếc xe biến dạng đến trần trụi tưởng chừng như chiếc xe không thể chạy được nữa. (2.00 điểm)
- Tương phản: Giữa “không” và “có” đó là sự đối lập giữa phương tiện vật chất và tinh thần của người chiến sĩ. .(2.00 điểm)
- Hoán dụ: + “miền Nam” ( chỉ nhân dân miền Nam)
+ “một trái tim” ( chỉ người lính lái xe với một tấm lòng, một tình yêu nước, một khát vọng giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và đó cũng là lí tưởng của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ cứu nước. .(2.00 điểm)
Câu 2. (14.00 điểm)
1. Về kĩ năng:
- Học sinh phải xác định được đây là một bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
- Bố cục rõ ràng, kết hợp nhiều thao tác như giải thích, chứng minh, bình luận.
- Văn viết trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, hạn chế lỗi chính tả.
2. Về kiến thức:
Học sinh phải đạt được những yêu cầu sau:
- Giới thiệu và giải thích được vấn đề cần bàn luận.
+ Con người trước mỗi thất bại không nên thất vọng mà phải nhận ra được bài học để rồi đi đến thành công . ( Thất bại là mẹ thành công.)
+ Thất bại nghĩa là không đạt được kết quả, mục đích như dự định.
+ Mầm mống nghĩa ở đây là nguyên nhân, là bài học bổ ích mà ta nhận ra được từ sự thất bại đó.
+ Thành công là đạt được kết quả, mục đích như dự định.
- Dùng lí lẽ và dẫn chứng để khẳng định vấn đề trên là đúng:
+ Trong cuộc sống, con người phải có niềm tin và nó chính là nền tảng để đi đến thành công.
+ Thiếu niềm tin và nghị lực thì cuộc sống sẽ mất hết ý nghĩa.
+ Con đường đi đến thành công không phải lúc nào cũng bằng phẳng, xuôi dòng
+ Thất bại là điều khó tránh khỏi vì nhiều trở ngại do chủ quan, khách quan. Dẫn chứng trong lịch sử đấu tranh, trong thời kì xây dựng, thời kì đổi mới.
+ Điều quan trọng là phải biết chấp nhận thất bại bằng cách rút kinh nghiệm và xem đó là cơ hội để ta giàu thêm ý chí, nghị lực để vươn lên ( Ai chiến thắng mà không hề chiến bại. Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần)
+ Gục ngã, buông xuôi trước một thất bại là kẻ yếu mềm, thiếu ý chí, không chiến thắng được bản thân thì không thể thành công trong công việc. ( Không có viêc gì khó…ắt làm nên…)
Lưu ý: HS có thể có những kiến giải khác, quan trọng có sức thuyết phục là được.
- Mở rộng, bàn bạc :
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Phương Khanh
Dung lượng: 50,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)