ĐỀ THI HSG VĂN 9 2015 - 2016

Chia sẻ bởi Đặng Thị Hà | Ngày 12/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI HSG VĂN 9 2015 - 2016 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:


PHÒNG GDĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS HỒNG DƯƠNG
--------------------------

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Năm 2015- 2016

MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian: 150 phút( Không kể thời gian giao đề)

Câu 1:(4 điểm)
Trong bài thơ “Tây Tiến” của tác giả Quang Dũng ( viết về những người chiến sĩ của đoàn binh Tây Tiến- sáng tác năm 1948) có câu thơ:
“…Heo hút cồn mây súng ngửi trời…”
Trong bài thơ” Đồng chí” của Chính Hữu cũng có câu:
“…Đầu súng trăng treo…”
Hãy so sánh sự giống và khác nhau trong hai hình ảnh thơ ở hai câu thơ trên. Qua sự giống và khác nhau đó, em cảm nhận được gì về hình tượng người lính trong thơ ca Việt Nam.
Câu 2: (6 điểm)

“Không hiểu bằng cách nào, một hạt cát lọt vào được bên trong cơ thể một con trai. Vị khách không mời mà đến đó tuy rất nhỏ, nhưng gây rất nhiều khó chịu và đau đớn cho cơ thể mềm mại của con trai. Không thể tống hạt cát ra ngoài, cuối cùng con trai quyết định đối phó bằng cách tiết ra một chất dẻo bọc quanh hạt cát.
Ngày qua ngày, con trai đã biến hạt cát gây ra những nỗi đau cho mình thành một viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp…”
(Theo Lớn lên trong trái tim của mẹ – Bùi Xuân Lộc – NXB Trẻ, 2005)
Bài học về cuộc sống mà em rút ra từ câu chuyện trên. ( Bài nghị luận không quá hai trang giấy thi )

Câu 3: (10 điểm)
Thơ văn hiện đại Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975, ngoài hình ảnh người chiến sĩ trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc còn mang nhịp thở của con người lao động mới.
Bằng những hiểu biết về văn học giai đoạn này, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.


……….HẾT………..





HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG
MÔN: NGỮ VĂN 9
Câu
Đáp án
Điểm



1(4điểm)
*Nét giống nhau:
Hai câu thơ đều xuất hiện hình ảnh người lính gắn liền với cây súng. Cây súng là vũ khí chiến đấu của người lính. Hai hình ảnh gắn liền với nhau và xuất hiện nhiều trong thi ca Việt nam.Tuy vậy hình ảnh cây súng xuất hiện trong hai câu thơ trên không gợi lên sự ác liệt, dữ dội của chiến tranh mà vẫn mang đến cho người đọc cảm giác nhẹ nhàng, bình thản.
0,5


*Nét khác:
Ở câu thơ: Heo hút cồn mây súng ngửi trời” Hình ảnh người lính với cây súng được đặt trong không gian cao, rộng với “ cồn mây, trời”, gợi cho người đọc sự hình dung: người lính Tây Tiến leo dốc dài và gian khổ để lên được đỉnh núi rất cao.Hình ảnh “ súng ngửi trời” là hình ảnh nhân hóa gợi cho người đọc thấy được độ cao của núi, sự heo hút,âm u, mù mịt của cồn mây đồng thời thấy được cái dí dỏm, hài hước, tinh nghịch, hồn nhiên và tinh thần lạc quan vượt qua mọi khó khăn gian khổ của người lính Tây Tiến. Cách thể hiện ý thơ của Quang Dũng lãng mạn, hồn nhiên, phóng khoáng mà tài hoa.

1,5



 Câu thơ “ Đầu súng trăng treo” gợi một không gian yên tĩnh vắng lặng, người lính đứng gác mà trăng treo đầu súng. Súng và trăng gợi nhiều liên tưởng. Súng là vũ khí chiến tranh, trăng là biểu tượng hòa bình. Người lính chiến đấu để bảo vệ hòa bình cho đất nước. Câu thơ thể hiện khát vọng hòa bình của tác giả, của người chiến sĩ và của nhân dân ta.Hình ảnh thơ thể hiện sự lên tưởng, tưởng tượng phong phú. Cách diến đạt của chính Hữu: bình dị , mộc mạc mà không kém phần tinh tế.

1,5


Qua đó thấy được nét chung về hình tượng người lính trong thơ ca Việt nam: đó là những con người hồn nhiên, bình dị, yêu cuộc đời, yêu đất nước, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ Quốc
0,5

2(6điểm)

* Yêu cầu về kĩ năng: Đảm bảo là một bài nghị luận xã hội, bố cục mạch lạc, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp...
* Yêu cầu về kiến thức: HS đạt được các nội dung cơ bản sau:



1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận:
0,5đ


2. Phân tích, bàn luận vấn đề:



a. Tìm hiểu ý nghĩa
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Thị Hà
Dung lượng: 78,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)