ĐỀ THI HSG VĂN 9 2012-2013

Chia sẻ bởi Phan Thi Lan | Ngày 12/10/2018 | 21

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI HSG VĂN 9 2012-2013 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN VĨNH HƯNG
ĐỀ THI HSG LỚP 9 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2012-2013
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian: 150 phút (không kể phát đề).
Ngày thi: 16/03/2013


Câu 1 : ( 2,0 điểm )

... Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm ;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ .
(Quê hương - Tế Hanh)
Hình ảnh người dân chài và chiếc thuyền được nhà thơ Tế Hanh khắc hoạ trong khổ thơ trên có gì đặc sắc?
Câu 2: (2,0điểm)
Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu
Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy
Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy
Bầy chim non bơi lội trên sông
Tôi giơ tay ôm nước vào lòng
Sông mở nước ôm tôi vào dạ .
Tế Hanh (Nhớ con sông quê hương )
Nhận xét của em về nghệ thuật sử dụng từ ngữ , hình ảnh và các biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên .
Câu 3: (4,0 điểm)
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ : hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh, tất cả đều long lanh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen,.. đàn đàn lũ lũ bay đi bay về , lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng tượng được. Ngày hội mùa xuân đấy. ( Vũ Tú Nam )
Viết lời bình ngắn (không quá một trang giấy thi) để thấy cái hay, cái đẹp của đoạn văn trên
Câu 3: ( 12,0 điểm )
Có người cho rằng: Chiếc lược ngà là truyện thuộc loại đọc thời nào cũng hay vì nó không phải là truyện của một thời mà là của muôn thời - chuyện tình cảm, tình nghĩa của con người.
Phân tích truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng để làm sáng tỏ ý kiến trên.

---Hết----



HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Môn thi : Ngữ văn

Câu 1 : ( 2,0 điểm )

Yêu cầu cần đạt :
- Hình ảnh người dân chài được khắc hoạ như một bức tượng đài có hình khối , màu sắc và hương vị đặc trưng đã làm toát lên một phong thái , một thần sắc đặc biệt : màu da “ rám nắng “ là tín hiệu của đời sống lao động , sự từng trải ,... ; hương vị “ xa xăm “ mang một ý vị tượng trưng , gợi cảm ...
- Hình ảnh con thuyền được miêu tả như con người có linh hồn , có thần thái và khí chất riêng . Thông qua biện pháp nhân hoá : “ im , mỏi , trở về nằm , nghe ,...” con thuyền đã có được sự cảm nhận hết sức tinh tế .
Ngoài ra cần thấy được nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả của nhà thơ đó là: khắc hoạ được những hình ảnh quen mà lạ , thực mà hư ; sự nhất quán trong cảm nhận mang tính chất tượng trưng : con thuyền đồng nhất với số phận , với cuộc đời của người dân chài .
Câu 2: (2,0điểm)

Yêu cầu của đề cần nêu nhận xét về nghệ thuật sử dụng từ ngừ , hình ảnh và các biện pháp tu từ trong đoạn thơ .
- Từ tượng hình , tượng thanh : ríu rít , chập chờn ,...(0,5đ)
- Hình ảnh : tụm năm , tụm bảy ; bầy chim non ,... (0,5đ)
- Nghệ thuật ẩn dụ , nhân hóa (0,5đ)
Nhà thơ như cảm nhận được một sự giao hòa thầm kín giữa mình và con sông , tạo thành một kỷ niệm sâu sắc . (0,5đ)
Câu 3: (4,0điểm)

Yêu cầu cần đạt :
Để có được lời bình ngắn, học sinh phải biết chọn lựa chi tiết nghệ thuật để giảng và bình.
- Cần tập trung vào các thủ pháp nghệ thuật được Vũ Tú Nam sử dụng để miêu tả cảnh “ngày hội mùa xuân” như : Biện pháp tu từ nhân hoá, so sánh; lớp từ tượng hình, tượng thanh; phép liệt kê,...để khai thác làm nổi bật chủ đề của đoạn văn.
- Biết bộc lộ những xúc cảm của mình trước cái hay
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Thi Lan
Dung lượng: 56,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)