ĐỀ THI HSG VAN 8
Chia sẻ bởi Nguyễn Quang Kiên |
Ngày 11/10/2018 |
36
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI HSG VAN 8 thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------------------
Kí hiệu mã đề: ......................
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: NGỮ VĂN 8
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian đề)
Câu 1.(3đ)
Đọc mẩu chuyện sau:
Chuyện kể, một danh tướng có lần đi qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:
- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không?Con là...
Người thầy giáo già hoảng hốt:
- Thưa ngài, ngài là...
- Thưa thầy, với thầy con vẫn là đưa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào...
( Trích Ngữ văn 9, tập 1, trang 40)
Bằng một bài văn ngắn (khoảng 300 từ), hãy nêu suy nghĩ của em về điều tác giả muốn gửi gắm qua câu chuyện trên.
Câu 2. (7đ)
Cảm nhận về hình tượng Bác Hồ qua các tác phẩm văn thơ đã học và đọc thêm trong chương trình Ngữ văn cấp Trung học cơ sở.
----------- HẾT -----------
Người ra đề
(Kí, ghi rõ họ tên)
Người thẩm định
(Kí, ghi rõ họ tên)
BGH nhà trường
(Kí tên, đóng dấu)
Nguyễn Hoàng Hán
UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------------------
Kí hiệu mã HDC: ......................
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG
MÔN: NGỮ VĂN 8
NĂM HỌC 2014 - 2015
A. Yêu cầu chung:
- Giám kháo chấm phải năm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm, vận dụng linh hoạt đáp án, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho điểm tối đa.
* Lưu ý: Điểm bài thi có thể có điểm lẻ đến 0,25 và không làm tròn số.
B. Yêu cầu cụ thể:
Câu
Ý
Nội dung
Biểu điểm
1
1.Về hình thức:
- Bài viết có bố cục chặt chẽ, đúng dung lượng.
- Vận dụng được các thao tác lập luận như: phân tích, bình luận, giải thích để rút ra bài học
- Diễn đạt rõ ràng mạch lạc, không sai lỗi chính tả, biết kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng, có cảm xúc chân thành.
2.Về nội dung:
Cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
1
- Dẫn dắt vấn đề và khẳng định công lao của thầy cô và nhà trường đối với thành công mỗi con người.
- Đánh giá về hành động của vị tướng đối với thầy giáo của mình. Đó là nét đẹp trong cách ứng xử của ông và cũng là nét đẹp về đạo lí của dân tộc ta
0,25đ
2
* Ý nghĩa rút ra từ câu chuyện:
- Đây là một câu chuyện rất ngắn nhưng lại chứa đựng những ý nghĩa lớn lao.
- Một người học trò có địa vị xã hội cao, được trọng vọng nhưng vẫn không quên người thầy giáo đã từng dạy mình từ nhỏ, cho mình tri thức và cách làm người. Ông hiểu rõ sự thành công của mình chính là nhờ những người thầy như vậy. Ông ghé thăm để bày tỏ lòng biết ơn với thái độ kính cẩn. Dù địa vị có cao đến đâu nhưng thầy vẫn cứ là thầy.
-> Đó là cách sống có nghĩa tình sâu nặng, trọng thầy, trọng đạo. Đó là cách sống thấu tình đạt lí đáng ngưỡng mộ.
0,25đ
0,5đ
0,25đ
3
* Bàn luận, mở rộng vấn đề:
- Xã hội văn minh, người ta không phải quá nặng nề trong quan hệ thầy trò sống tết, chết tang như trước nhưng lòng biết ơn và sự tôn sư trọng đạo thì mãi phải giữ gìn..
- Nếu truyền thống tốt đẹp này bị mai một, bị xem nhẹ thì sẽ ảnh hưởng nhiều đến nền giáo dục và văn hóa xã hội. Có kính thầy mới học được đạo. Có như vậy xã hội mới phát triển, vững bền.
Phê phán một số hiện tượng xem thường thầy cô của học sinh
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------------------
Kí hiệu mã đề: ......................
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: NGỮ VĂN 8
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian đề)
Câu 1.(3đ)
Đọc mẩu chuyện sau:
Chuyện kể, một danh tướng có lần đi qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:
- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không?Con là...
Người thầy giáo già hoảng hốt:
- Thưa ngài, ngài là...
- Thưa thầy, với thầy con vẫn là đưa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào...
( Trích Ngữ văn 9, tập 1, trang 40)
Bằng một bài văn ngắn (khoảng 300 từ), hãy nêu suy nghĩ của em về điều tác giả muốn gửi gắm qua câu chuyện trên.
Câu 2. (7đ)
Cảm nhận về hình tượng Bác Hồ qua các tác phẩm văn thơ đã học và đọc thêm trong chương trình Ngữ văn cấp Trung học cơ sở.
----------- HẾT -----------
Người ra đề
(Kí, ghi rõ họ tên)
Người thẩm định
(Kí, ghi rõ họ tên)
BGH nhà trường
(Kí tên, đóng dấu)
Nguyễn Hoàng Hán
UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------------------
Kí hiệu mã HDC: ......................
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG
MÔN: NGỮ VĂN 8
NĂM HỌC 2014 - 2015
A. Yêu cầu chung:
- Giám kháo chấm phải năm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm, vận dụng linh hoạt đáp án, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho điểm tối đa.
* Lưu ý: Điểm bài thi có thể có điểm lẻ đến 0,25 và không làm tròn số.
B. Yêu cầu cụ thể:
Câu
Ý
Nội dung
Biểu điểm
1
1.Về hình thức:
- Bài viết có bố cục chặt chẽ, đúng dung lượng.
- Vận dụng được các thao tác lập luận như: phân tích, bình luận, giải thích để rút ra bài học
- Diễn đạt rõ ràng mạch lạc, không sai lỗi chính tả, biết kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng, có cảm xúc chân thành.
2.Về nội dung:
Cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
1
- Dẫn dắt vấn đề và khẳng định công lao của thầy cô và nhà trường đối với thành công mỗi con người.
- Đánh giá về hành động của vị tướng đối với thầy giáo của mình. Đó là nét đẹp trong cách ứng xử của ông và cũng là nét đẹp về đạo lí của dân tộc ta
0,25đ
2
* Ý nghĩa rút ra từ câu chuyện:
- Đây là một câu chuyện rất ngắn nhưng lại chứa đựng những ý nghĩa lớn lao.
- Một người học trò có địa vị xã hội cao, được trọng vọng nhưng vẫn không quên người thầy giáo đã từng dạy mình từ nhỏ, cho mình tri thức và cách làm người. Ông hiểu rõ sự thành công của mình chính là nhờ những người thầy như vậy. Ông ghé thăm để bày tỏ lòng biết ơn với thái độ kính cẩn. Dù địa vị có cao đến đâu nhưng thầy vẫn cứ là thầy.
-> Đó là cách sống có nghĩa tình sâu nặng, trọng thầy, trọng đạo. Đó là cách sống thấu tình đạt lí đáng ngưỡng mộ.
0,25đ
0,5đ
0,25đ
3
* Bàn luận, mở rộng vấn đề:
- Xã hội văn minh, người ta không phải quá nặng nề trong quan hệ thầy trò sống tết, chết tang như trước nhưng lòng biết ơn và sự tôn sư trọng đạo thì mãi phải giữ gìn..
- Nếu truyền thống tốt đẹp này bị mai một, bị xem nhẹ thì sẽ ảnh hưởng nhiều đến nền giáo dục và văn hóa xã hội. Có kính thầy mới học được đạo. Có như vậy xã hội mới phát triển, vững bền.
Phê phán một số hiện tượng xem thường thầy cô của học sinh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Quang Kiên
Dung lượng: 89,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)