De thi hsg van 8

Chia sẻ bởi Chu Thi Thu Huong | Ngày 09/10/2018 | 37

Chia sẻ tài liệu: de thi hsg van 8 thuộc Toán học 5

Nội dung tài liệu:

thi THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Năm 2013-2014
Thời gian 120 phut
Môn: Ngữ văn lớp 8
Câu 1.(3điểm )
Học sinh đọc đoạn thơ sau :
“Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?p
Giấy đỏ buồn không thắm ;
Mực đọng trong nghiên sầu”
(Ông đồ : Vũ Đình Liên)
a Xác định các trường từ vựng có trong đoạn thơ ?
b Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ. Phân tích giá trị biểu
đạt của chúng.
Câu 1: (2,0 điểm).
Viết một đoạn văn ngắn phân tích cái hay, cái đẹp của hai dòng thơ sau:
"Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió..."
("Quê hương" - Tế Hanh).
Câu 2. (5điểm)
Có ý kiến cho rằng : Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.
Qua đoạn trích: Tức nước vỡ bờ ( Ngô Tất Tố ), Lão Hạc ( Nam Cao ), em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
_____________________________________
Hết














ĐÁP ÁN THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Môn: Ngữ văn lớp 8

Câu 1. ( 3 điểm )
a, Các trường từ vựng :
Vật dụng : giấy, mực , nghiên (0,25 điểm).
Tình cảm : buồn, sầu (0,25 điểm).
Màu sắc : đỏ, thắm (0,25 điểm).
b, Các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ: Điệp ngữ (mỗi); câu hỏi tu từ (Người thuê viết nay đâu?); nhân hoá(giấy-buồn, mực-sầu). (0,25điểm)
Phân tích có các ý : (2,0 điểm)
- Sự sửng sốt trước sự thay đổi quá bất ngờ mỗi năm mỗi vắng.
- Hình ảnh ông đồ già tiều tuỵ, lặng lẽ bên góc phố , người trên phố vẫn đông nhưng chỗ ông ngồi thì vắng vẻ, thưa thớt người thuê viết.
- Một câu hỏi nghi vấn có từ nghi vấn nhưng không một lời giải đáp, hồi âm tan loãng vào không gian hun hút- tâm trạng xót xa ngao ngán.
- Cái buồn, cái sầu như ngấm vào cảnh vật(giấy, nghiên), những vật vô tri vô giác ấy cũng buồn cùng ông, như có linh hồn cảm thấy cô đơn lạc lõng.
Quá trình phân tích HS có thể chỉ ra biện pháp nghệ thuật kết hợp với phân tích luôn.
Câu 2 (2,0 ).
1. Về hình thức: Đoạn văn phải trình bày rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt lưu loát; văn viết có cảm xúc.
2. Về nội dung: Cần nêu và phân tích đượcnhững ý sau:
+ So sánh: "cánh buồm" (vật cụ thể, hữu hình) với "mảnh hồn làng" (cái trừu tượng vô hình). -> Hình ảnh cánh buồm mang vẻ đẹp bay bổng và chứa đựng một ý nghĩa trang trọng, lớn lao, bất ngờ.... (0,25điểm).
+ Nhân hóa: cánh buồm "rướn thân..." ->cánh buồm trở nên sống động, cường tráng,... như một sinh thể sống. (0,25điểm).
+ Cách sử dụng từ độc đáo: các ĐT "giương", "rướn" ->thể hiện sức vươn mạnh mẽ của cánh buồm... (0,25điểm).
+ Màu sắc và tư thế "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió" của cánh buồm
->làm tăng vẻ đẹp lãng mạn, kì vĩ, bay bổng của con thuyền. (0,25điểm).
+ Hình ảnh tượng trưng: Cánh buồm trắng no gió biển khơi quen thuộc ở đây không đơn thuần là một công cụ lao động mà đã trở nên lớn lao, thiêng liêng, vừa thơ mộng vừa hùng tráng; nó trở thành biểu tượng cho linh hồn làng chài miền biển. (0,25điểm).
+ Câu thơ vừa vẽ ra chính xác "hình thể" vừa gợi ra "linh hồn" của sự vật. Bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hi vọng mưu sinh của người dân chài đã gửi gắm vào hình ảnh cánh buồm căng gió. Có thể nói cánh buồm ra khơi đã mang theo hơi thở, nhịp đập và hồn vía của quê hương làng chài. (0,5 điểm).
+ Tâm hồn tinh tế, tài hoa và tấm lòng gắn bó sâu nặng thiết tha với cuộc sống lao động của làng chài quê hương trong con người tác giả. (0,25điểm).
Câu 3(5 điểm)
Học sinh cần phải đạt được :*Về nội dung :
1, Mở bài
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Chu Thi Thu Huong
Dung lượng: 46,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)