đề thi HSG văn 7

Chia sẻ bởi Lê Thị Hà | Ngày 11/10/2018 | 225

Chia sẻ tài liệu: đề thi HSG văn 7 thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:




ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN 7
Thời gian : 120”
Câu 1. (2,0 điểm)

            Đọc đoạn văn sau và trả lời các yêu cầu của đề:

            Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình, gương cặp mắt căng rộng, và nhọn như đôi gọng kìm, rồi thoắt cái lao nhanh xuống hang sâu. Ba giây… Bốn giây… Năm giây… Lâu quá!
(Vũ Tú Nam)
                       
 Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. Nêu tác dụng của chúng?

Câu 2: (8 điểm)
          Đây là lời của một người mẹ Việt Nam (trong thời kì kháng chiến chống Mĩ) nói với con trai  mình:
                      “ Con là lửa ấm quanh đời mẹ mãi
                        Con là trái xanh mùa gieo vãi
                        Mẹ nâng niu.Nhưng giặc Mĩ đến nhà
                        Nắng đã chiều… vẫn muốn hắt tia xa !"
                                 (Trích bài thơ Mẹ của Phạm Ngọc Cảnh)
          Phát biểu cảm nghĩ của em về người mẹ Việt Nam trong khổ thơ trên bằng một bài văn ngắn.

Câu 3 : (10 điểm)
         Em hãy phân tích bài thơ “Qua đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan?















HƯỚNG DẪN CHẤM
I. Hướng dẫn chung
- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn.
- Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn những sơ suất nhỏ.
- Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm.
II. Đáp án và thang điểm

ĐÁP ÁN
ĐIỂM

Câu 1

Đọc đoạn văn sau và trả lời các yêu cầu của đề:



. Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn: liệt kê, so sánh
1.00


Tác dụng : Làm nổi bật , hình ảnh, điệu bộ, củ chỉ của ong xanh.
1.00

Câu 2
Đáp án
Điểm


-         Hình thức : một bài văn ngắn.
-  Nội dung phát biểu cảm nghĩ về hình ảnh của người mẹ Việt Nam trong chiến đấu :
- Hình ảnh của người con được nhắc đến trong khổ thơ là lửa ấm, là trái xanh, là cuộc sống của mẹ, mẹ nâng niu giữ gìn.Nhưng khi giặc đến nhà, tuy tuổi cao sức yếu, mẹ vẫn muốn đóng góp một phần sức lực cho cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc : động viên con trai mình lên đường đánh giặc.
-Từ hình ảnh ẩn dụ nắng đã chiều chính là hình ảnh của mẹ nhưng mẹ vẫn hết lòng vì nước : vẫn muốn hắt tia xa.Càng yêu quý con trai mình bao nhiêu thì ta càng thấy được lòng yêu nước, sự hi sinh của mẹ bấy nhiêu khi mẹ động viên con trai mình đi đánh giặc cứu nước



(4điểm)





4điểm

Câu 3
+ Mở bài:
– Giới thiệu qua về tác giả: Bà Huyện Thanh Quan là một trong những nữ thi sĩ ít ỏi trong văn học thơ ca cổ. Tên của bà là Nguyễn Thị Hinh, sống ở thành Thăng Long.
– Giới thiệu về tác phẩm “Qua đèo ngang” là một bài thơ hay dịu dàng, trầm lắng. Nó để lại trong lòng mỗi chúng ta nhiều cảm xúc bâng khuâng khó tả trước cảnh hoàng hôn chiều tà nhiều ảm đạm.




(1 điểm)


+ Thân bài:
– Ngay từ câu đầu tiên của bài thơ hình ảnh hoàng hôn hiện lên thể hiện sự buồn man mắc, giọng thơ nhẹ nhàng trầm lắng như âm thanh của buổi chiều tà, khiến cho lòng người bỗng nhiên trùng xuống theo câu thơ của bà.
“Bước tới đèo ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”.
– Trong câu thơ này tác giả đã sử dụng ngôn ngữ rất điêu luyện tạo ra những vần điều làm cho câu thơ trở nên sinh động, đột phá không còn trầm buồn, du dương như câu thơ trước.
– Cảnh vật ở nơi đây cũng gợi nên sự hoang sợ đến hưu quạnh, cô liêu, khiến cho con người khi nhìn thấy chắc cũng chấp chứa nhiều tâm trạng
“Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”.
– Hình ảnh “lom khom” chỉ dáng người nơi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Hà
Dung lượng: 57,00KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)