Đề thi HSG văn
Chia sẻ bởi Lê Thị Kim Dung |
Ngày 12/10/2018 |
27
Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG văn thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh
Năm học 2008- 2009
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1( 3đ)
Phân tích cái hay của việc sử dụng từ “ treo” trong “ sương treo”:
Mặt trời càng lên tỏ
Bông lúa chín thêm vàng
Sương treo đầu ngọn cỏ
Sương lại càng long lanh
( Trần Hữu Thung)
Câu 2(5 đ)
Nét đặc sắc, cái hay của đoạn thơ:
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng, bỗng gặp cánh tay đưa
( Tiếng hát con tàu- Chế Lan Viên)
Câu 3( 12đ)
Đọc Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh, thêm một lần ta được thưởng thức vẻ đẹp của sự cảm nhận tinh tế, những rung động của một tâm hồn nhạy cảm nghệ sĩ lúc thu sang.
( Nguyễn Trọng Hoàn- Đọc hiểu văn bản Ngữ văn 9, NXB Giáo dục, 2005)
Hướng dẫn chấm khảo sát chọn đội dự tuyển HSG cấp tỉnh
Năm học 2008- 2009
Môn: Ngữ văn
Câu 1( 3đ)
Tác giả đã lựa chọn và sử dụng ngôn từ rất đặc sắc. Nếu viết “ sương đọng”, chỉ gợi được hình khối, ánh sắc bề mặt của giọt sương. Cách viết “ sương rơi” gợi sự tan biến, tàn lụi. Từ “ sương treo” sử dụng tinh tế hơn, gợi trước mắt ta giọt sương như tinh nghịch treo mình trên ngọn cỏ và sắc màu của nó cũng đẹp hơn, ta có thể nhìn thấy giọt sương và chiêm ngưỡng vẻ đẹp óng ánh của nó từ bốn phía. Hạt sương trở nên đẹp hơn, sinh động hơn, cảnh vật như có hồn, bộc lộ được cảm xúc, niềm vui của con người trước cảnh đẹp của đồng lúa chín, hứa hẹn mùa vàng.
Câu 2( 5đ)
- HS phải phân tích được nét đặc sắc của những biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn thơ.
- Cảm nhận được cái hay về nội dung mà giá trị thẩm mỹ của nghệ thuật tu từ đem lại:
Giây phút hạnh phúc của người tù cách mạng khi trở về đất liền được nhà thơ Chế Lan Viên diễn tả thật xúc động. Nét độc đáo ở đây là nhà thơ đã mượn những hình ảnh thiên nhiên cụ thể, những sự việc, hiện tượng cụ thể để so sánh diễn tả cái trừu tượng( tâm trạng, tình cảm con người.). Tâm trạng, tình cảm của người chiến sĩ cách mạng từ Côn Đảo trở về, gặp lại nhân dân, được nhà thơ ví von so sánh: “ như nai về suối cũ”, “ cỏ đón giêng hai”, “ chim én gặp mùa”, “ đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa”, “ chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa”. Đó là những hình ảnh giàu sức biểu cảm, diễn tả mối quan hệ gắn bó, mật thiết, như cội nguồn hạnh phúc, diễn tả những thời điểm khát khao cháy bỏng nhất và cũng là những thời điểm bừng lên sức sống, niềm vui bất tận nhất; nhằm diễn tả cho một tư tưởng lớn, một tình cảm
Năm học 2008- 2009
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1( 3đ)
Phân tích cái hay của việc sử dụng từ “ treo” trong “ sương treo”:
Mặt trời càng lên tỏ
Bông lúa chín thêm vàng
Sương treo đầu ngọn cỏ
Sương lại càng long lanh
( Trần Hữu Thung)
Câu 2(5 đ)
Nét đặc sắc, cái hay của đoạn thơ:
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng, bỗng gặp cánh tay đưa
( Tiếng hát con tàu- Chế Lan Viên)
Câu 3( 12đ)
Đọc Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh, thêm một lần ta được thưởng thức vẻ đẹp của sự cảm nhận tinh tế, những rung động của một tâm hồn nhạy cảm nghệ sĩ lúc thu sang.
( Nguyễn Trọng Hoàn- Đọc hiểu văn bản Ngữ văn 9, NXB Giáo dục, 2005)
Hướng dẫn chấm khảo sát chọn đội dự tuyển HSG cấp tỉnh
Năm học 2008- 2009
Môn: Ngữ văn
Câu 1( 3đ)
Tác giả đã lựa chọn và sử dụng ngôn từ rất đặc sắc. Nếu viết “ sương đọng”, chỉ gợi được hình khối, ánh sắc bề mặt của giọt sương. Cách viết “ sương rơi” gợi sự tan biến, tàn lụi. Từ “ sương treo” sử dụng tinh tế hơn, gợi trước mắt ta giọt sương như tinh nghịch treo mình trên ngọn cỏ và sắc màu của nó cũng đẹp hơn, ta có thể nhìn thấy giọt sương và chiêm ngưỡng vẻ đẹp óng ánh của nó từ bốn phía. Hạt sương trở nên đẹp hơn, sinh động hơn, cảnh vật như có hồn, bộc lộ được cảm xúc, niềm vui của con người trước cảnh đẹp của đồng lúa chín, hứa hẹn mùa vàng.
Câu 2( 5đ)
- HS phải phân tích được nét đặc sắc của những biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn thơ.
- Cảm nhận được cái hay về nội dung mà giá trị thẩm mỹ của nghệ thuật tu từ đem lại:
Giây phút hạnh phúc của người tù cách mạng khi trở về đất liền được nhà thơ Chế Lan Viên diễn tả thật xúc động. Nét độc đáo ở đây là nhà thơ đã mượn những hình ảnh thiên nhiên cụ thể, những sự việc, hiện tượng cụ thể để so sánh diễn tả cái trừu tượng( tâm trạng, tình cảm con người.). Tâm trạng, tình cảm của người chiến sĩ cách mạng từ Côn Đảo trở về, gặp lại nhân dân, được nhà thơ ví von so sánh: “ như nai về suối cũ”, “ cỏ đón giêng hai”, “ chim én gặp mùa”, “ đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa”, “ chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa”. Đó là những hình ảnh giàu sức biểu cảm, diễn tả mối quan hệ gắn bó, mật thiết, như cội nguồn hạnh phúc, diễn tả những thời điểm khát khao cháy bỏng nhất và cũng là những thời điểm bừng lên sức sống, niềm vui bất tận nhất; nhằm diễn tả cho một tư tưởng lớn, một tình cảm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thị Kim Dung
Dung lượng: 29,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)