ĐỀ THI HSG VĂN (08-09)

Chia sẻ bởi Mai Văn Quang | Ngày 12/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI HSG VĂN (08-09) thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỄN HỌC SINH GIỎI
Năm học 2008-2009
MÔN: NGỮ VĂN 9
(Thời gian 150 phút, không kể thời gian giao đề)



I/ TRẮC NGHIỆM:( 3 điểm)
Đánh dấu x vào trước câu trả lời đúng nhất
Câu 1: Nhận định nào đúng về nội dung Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh
A. Toàn bộ Nhật ký trong tù là bức chân dung tự hoạ của Bác Hồ
B. Toàn bộ Nhật ký trong tù là bức tranh về nhà tù và xã hội Trung Quốc hết sức đen tối dưới chính quyền Tưởng Giới Thạch.
C. Nhật ký trong tù vừa là bức tranh ghi lại những sự thật đen tối về chế độ nhà tù và một phần xã hội Trung Quốc dưới chính quyền Tưởng Giới Thạch, vừa là bức chân dung tự hoạ của Nhà cách mạng vĩ đại và là nhà thơ lớn Hồ Chí Minh.
Câu 2: Trong các nhận xét sau, nhận xét nào đúng
A. Nhân vật trong tác phẩm văn học đều là con người
B. Nhân vật trong tác phẩm văn học có thể là vật
C. Nhân vật trong tác phẩm văn học có thể là chiếc nồi đồng hay cây chuối
D. Nhân vật trong tác phẩm văn học là những chủ thể gây ra hành động trong tác phẩm.
Câu 3: Nhiệm vụ nào của văn bản thuyết minh là quan trong nhất
A. Kể chuyện thú vị quanh đối tượng
B. Làm rõ hình ảnh đối tượng
C. Cung cấp tri thức một cách khách quan, xác thực hữu ích về đặc điểm, công dụng của đối tượng.
D. Trình bày, giới thiệu, giải thích về đối tượng
Câu 4: Nhận định nào chính xác về Truyện Kiều của Nguyễn Du
A. Là một truyện Nôm bình dân
B. Là một truyện Nôm bác học
C. Không thuộc thể loại tự sự mà thuộc thể loại trử tình
Câu 5: Câu “anh mà ra ứng cử lần này thì, tôi nói thật đấy, cả xã sẽ ủng hộ”
A. Câu đơn B. Câu ghép C. Câu mở rộng thành phần
Câu 6: Thành ngữ “tiếng chào cao hơn mâm cổ” liên quan đến phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về chất
B. Phương châm về lượng
C. Phương châm quan hệ
D. Phương châm lịch sự
II/ Tự luận(7 điểm)
Câu 1: Trong đoạn trích chị em Thuý Kiều (Văn 9-tậpI) có hai câu:
“Làn thu thuỷ, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”
Có bạn đã ghi chữ “hờn” thành chữ “buồn”, điều đó ảnh hưởng thế nào đến nội dung ý nghĩa của hai câu thơ trên, trình bày suy nghĩ của em về việc này? (2điểm)
Câu 2: Một đêm, thanh vắng, em ngồi học bài, kim đồng hồ hối hả điểm từng bước đi của thời gian. Em hãy tả lại cảnh đó và tưởng tượng qua tiếng tích tắc. Đồng hồ muốn nói với em điều gì?
Đáp án:
I/ Trắc nghiệm
Câu 1: C
Câu 2: C
Câu 3: D
Câu 4: B
Câu 5: B
Câu 6: D
II/ Tự luận:
Câu 1: HS trình bày được tác giả dùng từ “hờn” nhân hoá, tạo hoá cũng phải ghát ghen, đố kị; dự báo số phận éo le, đau khổ.
- Từ “buồn” tuy vẫn sử dụng biện pháp nhân hoá nhưng ý nghĩa của câu thơ thay đổi.
Câu 2:
* yêu cầu:
- HS xác định đây là đề nghị luận về giá trị của thời gian, trong đó có kết hợp yếu tố kể và tả.
* Nội dung:
- HS nêu được thời gian có giá trị thế nào với cuộc sống cũng như riêng đối với bản thân.
- Biết chọn một câu chuyện có ý nghĩa về thời gian để tạo điểm nhấn cho bài viết.
- HS có thể tả về không gian diễn ra câu chuyện
- Kêu gọi mọi người cùng biết quí trọng thời gian.




































* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mai Văn Quang
Dung lượng: 46,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)