DE THI HSG VAN (06-07)
Chia sẻ bởi Trần Quốc Toản |
Ngày 12/10/2018 |
18
Chia sẻ tài liệu: DE THI HSG VAN (06-07) thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
UBND huyện Châu Thành CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
(((
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2006 - 2007
Môn thi : Ngữ văn
Thời gian : 90 phút ( không kể thời gian phát đề )
(Học sinh không phải chép đề vào giấy thi)
ĐỀ
Câu 1 : (3đ)
Tìm và phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong đoạn văn sau:
“Thầy quen nhẫn nại như người đan rổ, tay lách từng nan một, uốn nắn cho khéo, vào khuôn vào khổ. Mặc dù có nan gãy nhưng rổ vẫn thành rổ.”
Câu 2 : (7đ)
Qua các đoạn trích trong sách “Ngữ văn 9, tập một” và những hiểu biết của em về “Truyện Kiều”, hãy trình bày nghệ thuật miêu tả và khắc hoạ tính cách nhân vật của Nguyễn Du.
-----HẾT-----
ĐÁP ÁN
Môn thi : Ngữ văn
Câu 1 - Phát hiện biện pháp tu từ: Ẩn dụ (cách thức)
+ Đan rổ = cách thức dạy dỗ của thầy.
+ Lách, uốn nắn = cách dạy dỗ của thầy
+ Nan gãy = học trò cá biệt
+ Thành rổ = học trò tốt, thành đạt.
- Phân tích giá trị tu từ:
+ Gợi hình ảnh người thầy khéo léo, tỉ mỉ, cẩn thận trong việc dạy dỗ học trò.
+ Gợi cách thức dạy học của thầy như người thợ.
+ Tác dụng: Thấy được công lao to lớn của thầy.
Câu 2: Yêu cầu:
1. Sử dụng những kiến thức trong các đoạn trích và với một chừng mực có thể, trong cả “Truyện Kiều”
2. Phân tích, bình giá về nghệ thuật miêu tả nhân vật, nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật.
a/ Về nghệ thuật miêu tả về nhân vật cần làm rõ những nét sau:
- Vẫn sử dụng cách miêu tả ước lệ, nhưng đã có sáng tạo, đạt được sự sinh động, cụ thể, nhờ chọn lọc được những chi tiết tiêu biểu.
- Sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá ... trong miêu tả khá thành công.
- Chú ý miêu tả hành động, ngôn ngữ nhân vật để làm rõ tính cách.
- Đặt biệt thành công của Nguyễn Du là miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật.
b/ Về khắc hoạ tính cách:
- Tính cách của nhân vật được khắc hoạ thông qua miêu tả.
- Hình dáng bề ngoài, ngôn ngữ phù hợp với đặc điểm tính cách.
- Trong các chi tiết so sách khi miêu tả đã dự báo số phận và tương lai của nhân vật.
- Thái độ với các nhân vật thể hiện rõ ràng nhưng vẫn tôn trọng sự phát triển khách quan.
3. Kiểu bài văn nghị luận, tổng hợp các yếu tố phân tích, chứng minh, bình luận.
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
(((
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2006 - 2007
Môn thi : Ngữ văn
Thời gian : 90 phút ( không kể thời gian phát đề )
(Học sinh không phải chép đề vào giấy thi)
ĐỀ
Câu 1 : (3đ)
Tìm và phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong đoạn văn sau:
“Thầy quen nhẫn nại như người đan rổ, tay lách từng nan một, uốn nắn cho khéo, vào khuôn vào khổ. Mặc dù có nan gãy nhưng rổ vẫn thành rổ.”
Câu 2 : (7đ)
Qua các đoạn trích trong sách “Ngữ văn 9, tập một” và những hiểu biết của em về “Truyện Kiều”, hãy trình bày nghệ thuật miêu tả và khắc hoạ tính cách nhân vật của Nguyễn Du.
-----HẾT-----
ĐÁP ÁN
Môn thi : Ngữ văn
Câu 1 - Phát hiện biện pháp tu từ: Ẩn dụ (cách thức)
+ Đan rổ = cách thức dạy dỗ của thầy.
+ Lách, uốn nắn = cách dạy dỗ của thầy
+ Nan gãy = học trò cá biệt
+ Thành rổ = học trò tốt, thành đạt.
- Phân tích giá trị tu từ:
+ Gợi hình ảnh người thầy khéo léo, tỉ mỉ, cẩn thận trong việc dạy dỗ học trò.
+ Gợi cách thức dạy học của thầy như người thợ.
+ Tác dụng: Thấy được công lao to lớn của thầy.
Câu 2: Yêu cầu:
1. Sử dụng những kiến thức trong các đoạn trích và với một chừng mực có thể, trong cả “Truyện Kiều”
2. Phân tích, bình giá về nghệ thuật miêu tả nhân vật, nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật.
a/ Về nghệ thuật miêu tả về nhân vật cần làm rõ những nét sau:
- Vẫn sử dụng cách miêu tả ước lệ, nhưng đã có sáng tạo, đạt được sự sinh động, cụ thể, nhờ chọn lọc được những chi tiết tiêu biểu.
- Sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá ... trong miêu tả khá thành công.
- Chú ý miêu tả hành động, ngôn ngữ nhân vật để làm rõ tính cách.
- Đặt biệt thành công của Nguyễn Du là miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật.
b/ Về khắc hoạ tính cách:
- Tính cách của nhân vật được khắc hoạ thông qua miêu tả.
- Hình dáng bề ngoài, ngôn ngữ phù hợp với đặc điểm tính cách.
- Trong các chi tiết so sách khi miêu tả đã dự báo số phận và tương lai của nhân vật.
- Thái độ với các nhân vật thể hiện rõ ràng nhưng vẫn tôn trọng sự phát triển khách quan.
3. Kiểu bài văn nghị luận, tổng hợp các yếu tố phân tích, chứng minh, bình luận.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Quốc Toản
Dung lượng: 25,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)