Đề Thi HSG TX Hương Trà Văn 9 ( Mới 2013)
Chia sẻ bởi Hoàng Ngọc Kiểu |
Ngày 12/10/2018 |
15
Chia sẻ tài liệu: Đề Thi HSG TX Hương Trà Văn 9 ( Mới 2013) thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯƠNG TRÀ
–––––––––––––––
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THỊ XÃ
NĂM HỌC 2012-2013
MÔN: NGỮ VĂN 9. Thời gian làm bài: 150 phút
––––––––––––––––––
Câu 1 (4 điểm):
Đây là lời của một người mẹ Việt Nam (trong thời kì kháng chiến chống Mĩ) nói với con trai mình:
“Con là lửa ấm quanh đời mẹ mãi
Con là trái xanh mùa gieo vãi
Mẹ nâng niu. Nhưng giặc Mĩ đến nhà
Nắng đã chiều ... vẫn muốn hắt tia xa!”
(Trích bài thơ Mẹ, Phạm Ngọc Cảnh)
Hãy chỉ ra và nêu giá trị của các yếu tố hình thức nghệ thuật trong khổ thơ trên.
Câu 2 (4 điểm):
Viết bài văn (dài không quá hai trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về ý kiến sau đây:
"Xưa nay, cái đẹp bao giờ cũng đi đôi với cái giản dị, nhất là phù hợp với môi trường”.
(Băng Sơn, Giao tiếp đời thường, Ngữ văn 9, tập hai)
Câu 3 (12 điểm):
Có ý kiến cho rằng: "Văn nghệ nối sợi dây đồng cảm kì diệu giữa nghệ sĩ với bạn đọc thông qua những rung động mãnh liệt, sâu xa của trái tim.”
(Dẫn theo Ngữ văn 9, tập hai)
Em có suy nghĩ gì về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ suy nghĩ đó bằng cách chọn và phân tích một tác phẩm (một bài thơ hoặc một truyện ngắn) được học trong chương trình Ngữ văn lớp 9.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯƠNG TRÀ
–––––––––––––––
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI THỊ XÃ
NĂM HỌC 2012-2013. MÔN: NGỮ VĂN 9.
––––––––––––––––––
Câu hỏi
Nội dung trả lời
Điểm
Câu 1
(4.0 điểm)
1. Hãy chỉ ra và nêu giá trị của các yếu tố hình thức nghệ thuật trong khổ thơ trên.
( Học sinh chỉ ra và phân tích được một số ý sau:
- Về các yếu tố hình thức nghệ thuật:
+ Từ ngữ, hình ảnh: Sử dụng từ ngữ gợi hình, gợi cảm xúc (lửa ấm, trái xanh, nắng chiều)
+ Phép tu từ nổi bật: So sánh, ẩn dụ (con là lửa ấm, con là trái xanh). Hình ảnh ẩn dụ (nắng đã chiều, hắt tia xa).
+ Dấu câu có giá trị tu từ: Dấu ba chấm giữa câu, dấu chấm câu giữa câu thơ (thứ ba) và từ “nhưng” tách hai ý của khổ thơ (2 ý như là đối lập), dấu chấm than (!).
- Về giá trị của các yếu tố hình thức nghệ thuật:
+ Con là lửa ấm, con là trái xanh, con là cuộc sống, là hạnh phúc của mẹ, mẹ nâng niu giữ gìn.
+ Giặc đến nhà, tuy tuổi cao sức yếu, mẹ vẫn muốn đóng góp một phần sức lực cho cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc: Động viên con trai lên đường đánh giặc.
+ Đặc biệt câu thơ thứ tư: Hình ảnh ẩn dụ “nắng đã chiều” chính là hình ảnh bà mẹ. Nhưng mẹ lại hết lòng vì nước: “vẫn muốn hắt tia xa”…
+ Khổ thơ này có hai ý đối lập nhau, nhưng ý 1 làm nền cho ý 2. Vì mẹ càng yêu quý nâng niu đứa con trai của mình bao nhiêu, thì càng thấy rõ lòng yêu nước, sự hi sinh lớn lao của mẹ bấy nhiêu khi mẹ động viên con trai đi đánh giặc cứu nước.
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
1.0
Câu 2
(4.0 điểm)
2. Viết bài văn (dài không quá hai trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về ý kiến sau đây: " Xưa nay, cái đẹp bao giờ cũng đi đôi với cái giản dị, nhất là phù hợp với môi trường.”
♦ Yêu cầu về kĩ năng:
- Bài viết có kết cấu ba phần: Mở bài - Thân bài - Kết bài; dài không quá hai trang giấy thi; có văn phong nghị luận xã hội, có lí lẽ và dẫn chứng xác đáng.
♦ Yêu cầu về kiến thức: (Cho điểm kết hợp với yêu cầu kĩ năng)
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều hướng. Sau đây là những gợi ý :
+ Đây là lời bàn luận về cái đẹp (của con người, sự vật hay hiện tượng ...) gắn liền với quan niệm không chỉ của một cá nhân mà còn là của cả cộng đồng.
+ Cái đẹp vốn là yếu tố chỉ hình
–––––––––––––––
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THỊ XÃ
NĂM HỌC 2012-2013
MÔN: NGỮ VĂN 9. Thời gian làm bài: 150 phút
––––––––––––––––––
Câu 1 (4 điểm):
Đây là lời của một người mẹ Việt Nam (trong thời kì kháng chiến chống Mĩ) nói với con trai mình:
“Con là lửa ấm quanh đời mẹ mãi
Con là trái xanh mùa gieo vãi
Mẹ nâng niu. Nhưng giặc Mĩ đến nhà
Nắng đã chiều ... vẫn muốn hắt tia xa!”
(Trích bài thơ Mẹ, Phạm Ngọc Cảnh)
Hãy chỉ ra và nêu giá trị của các yếu tố hình thức nghệ thuật trong khổ thơ trên.
Câu 2 (4 điểm):
Viết bài văn (dài không quá hai trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về ý kiến sau đây:
"Xưa nay, cái đẹp bao giờ cũng đi đôi với cái giản dị, nhất là phù hợp với môi trường”.
(Băng Sơn, Giao tiếp đời thường, Ngữ văn 9, tập hai)
Câu 3 (12 điểm):
Có ý kiến cho rằng: "Văn nghệ nối sợi dây đồng cảm kì diệu giữa nghệ sĩ với bạn đọc thông qua những rung động mãnh liệt, sâu xa của trái tim.”
(Dẫn theo Ngữ văn 9, tập hai)
Em có suy nghĩ gì về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ suy nghĩ đó bằng cách chọn và phân tích một tác phẩm (một bài thơ hoặc một truyện ngắn) được học trong chương trình Ngữ văn lớp 9.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯƠNG TRÀ
–––––––––––––––
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI THỊ XÃ
NĂM HỌC 2012-2013. MÔN: NGỮ VĂN 9.
––––––––––––––––––
Câu hỏi
Nội dung trả lời
Điểm
Câu 1
(4.0 điểm)
1. Hãy chỉ ra và nêu giá trị của các yếu tố hình thức nghệ thuật trong khổ thơ trên.
( Học sinh chỉ ra và phân tích được một số ý sau:
- Về các yếu tố hình thức nghệ thuật:
+ Từ ngữ, hình ảnh: Sử dụng từ ngữ gợi hình, gợi cảm xúc (lửa ấm, trái xanh, nắng chiều)
+ Phép tu từ nổi bật: So sánh, ẩn dụ (con là lửa ấm, con là trái xanh). Hình ảnh ẩn dụ (nắng đã chiều, hắt tia xa).
+ Dấu câu có giá trị tu từ: Dấu ba chấm giữa câu, dấu chấm câu giữa câu thơ (thứ ba) và từ “nhưng” tách hai ý của khổ thơ (2 ý như là đối lập), dấu chấm than (!).
- Về giá trị của các yếu tố hình thức nghệ thuật:
+ Con là lửa ấm, con là trái xanh, con là cuộc sống, là hạnh phúc của mẹ, mẹ nâng niu giữ gìn.
+ Giặc đến nhà, tuy tuổi cao sức yếu, mẹ vẫn muốn đóng góp một phần sức lực cho cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc: Động viên con trai lên đường đánh giặc.
+ Đặc biệt câu thơ thứ tư: Hình ảnh ẩn dụ “nắng đã chiều” chính là hình ảnh bà mẹ. Nhưng mẹ lại hết lòng vì nước: “vẫn muốn hắt tia xa”…
+ Khổ thơ này có hai ý đối lập nhau, nhưng ý 1 làm nền cho ý 2. Vì mẹ càng yêu quý nâng niu đứa con trai của mình bao nhiêu, thì càng thấy rõ lòng yêu nước, sự hi sinh lớn lao của mẹ bấy nhiêu khi mẹ động viên con trai đi đánh giặc cứu nước.
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
1.0
Câu 2
(4.0 điểm)
2. Viết bài văn (dài không quá hai trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về ý kiến sau đây: " Xưa nay, cái đẹp bao giờ cũng đi đôi với cái giản dị, nhất là phù hợp với môi trường.”
♦ Yêu cầu về kĩ năng:
- Bài viết có kết cấu ba phần: Mở bài - Thân bài - Kết bài; dài không quá hai trang giấy thi; có văn phong nghị luận xã hội, có lí lẽ và dẫn chứng xác đáng.
♦ Yêu cầu về kiến thức: (Cho điểm kết hợp với yêu cầu kĩ năng)
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều hướng. Sau đây là những gợi ý :
+ Đây là lời bàn luận về cái đẹp (của con người, sự vật hay hiện tượng ...) gắn liền với quan niệm không chỉ của một cá nhân mà còn là của cả cộng đồng.
+ Cái đẹp vốn là yếu tố chỉ hình
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Ngọc Kiểu
Dung lượng: 61,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)