ĐỀ THI HSG TÓAN LỚP 4
Chia sẻ bởi Nguyễn Đăng Đức |
Ngày 09/10/2018 |
27
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI HSG TÓAN LỚP 4 thuộc Toán học 4
Nội dung tài liệu:
Môn tiếng việt
Câu 1: Trong câu sau có 3 từ ghép phân loại, em hãy ghi ra
Mùa nắng, những buổi chiều miền tây bao giờ cũng có màu xanh huyền ảo.
Câu 2: Thay những từ gạch chân trong đoạn văn dưới đây bằng các từ đồng nghĩa cho chính xác hơn:
Hoàng bê chén nước bảo ông uống. Ông vò đầu Hoàng và nói: “ Cháu của ông ngoan lắm ! Thế cháu đã học bài chưa ?” Hoàng nói với ông: “ Cháu vừ thực hành xong bài tập rồi ông ạ !”.
Câu 3: Viết lại cho đúng ngữ pháp Tiếng Việt trong mỗi câu sau
a/. Khi những hạt mưa đầu xuân nhè nhẹ rơi trên lá non.
b/. Mỗi đồ vật trong căn nhà nhỏ bé, đơn sơ mà ấm cúng.
Câu 4: Tìm 3 câu tục ngữ, ca dao có từ thầy ( Có nghĩa: Người làm nghề dạy học là nam giới)
Câu 5: Gọi tên các bộ phận trong câu sau:
Mùa xuân tới, gieo vui vào lòng chúng tôi.
(1) (2) (3)
Câu 6: Tìm đại từ trong câu sau:
Việc gì tôi cũng làm, đi đâu tôi cũng đi, bao giờ tôi cũng sẵn sàng.
Câu 7: Tìm từ dùng sai trong câu sau và sử lại cho đúng
Chúng ta cần tố cáo những khuyết điểm của bạn để giúp nhau cùng tiến bộ.
Câu 8: Sắp xếp các từ sau vào các cột cho phù hợp:
Viết lách, rèn luyện, ái ngại, hồi hộp, luồng điện, dàn ý
Từ ghép phân loại
Từ ghép tổng hợp
Từ láy
Câu 9: Cho 2 câu thơ sau:
“ Gió nâng tiếng hát chói chang
Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời”.
( Nguyễn Duy)
Tìm danh từ, động từ, tính từ trong 2 câu trên.
Câu 10: Trong câu dưới đây, quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ chưa phù hợp. Em hãy chữa lại cho đúng.
Em luôn đầm ấm với bạn bè.
Câu 11: Chỉ ra quan hệ từ dùng sai trong các câu sau và chữa lại cho đúng.
Vùng đất này khó trồng trọt nên có nhiều sỏi đá.
Vì công việc khó nhọc nhưng chú vẫn kiên trì theo đuổi.
Câu b: “Vì … nhưng” dùng sai, sửa lại là: “Tuy … nhưng”
Câu 12: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong câu văn sau?
“Những trận lũ lớn đỏ ngầu phù xa hung dữ, con đê lại gồng mình lên để không chỉ bảo vệ cho tính mạng con người, gia súc mà còn bảo vệ cả mùa màng…”
Câu 13: Dòng nào dưới đây chỉ toàn những từ láy?
không khí, lạ lùng, nồng nàn, no nê, hăng hắc.
rậm rạp, rơm rạ, nồng nàn, no nê, hăng hắc.
rậm rạp, lạ lùng, nồng nàn, no nê, hăng hắc.
Câu 14: Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?
Làng quê tôi đã khuất hẵn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.
Khi làng quê tôi đã khuất hẵn, tôi vẫn đăm đắm nhìn theo
Câu 1: Trong câu sau có 3 từ ghép phân loại, em hãy ghi ra
Mùa nắng, những buổi chiều miền tây bao giờ cũng có màu xanh huyền ảo.
Câu 2: Thay những từ gạch chân trong đoạn văn dưới đây bằng các từ đồng nghĩa cho chính xác hơn:
Hoàng bê chén nước bảo ông uống. Ông vò đầu Hoàng và nói: “ Cháu của ông ngoan lắm ! Thế cháu đã học bài chưa ?” Hoàng nói với ông: “ Cháu vừ thực hành xong bài tập rồi ông ạ !”.
Câu 3: Viết lại cho đúng ngữ pháp Tiếng Việt trong mỗi câu sau
a/. Khi những hạt mưa đầu xuân nhè nhẹ rơi trên lá non.
b/. Mỗi đồ vật trong căn nhà nhỏ bé, đơn sơ mà ấm cúng.
Câu 4: Tìm 3 câu tục ngữ, ca dao có từ thầy ( Có nghĩa: Người làm nghề dạy học là nam giới)
Câu 5: Gọi tên các bộ phận trong câu sau:
Mùa xuân tới, gieo vui vào lòng chúng tôi.
(1) (2) (3)
Câu 6: Tìm đại từ trong câu sau:
Việc gì tôi cũng làm, đi đâu tôi cũng đi, bao giờ tôi cũng sẵn sàng.
Câu 7: Tìm từ dùng sai trong câu sau và sử lại cho đúng
Chúng ta cần tố cáo những khuyết điểm của bạn để giúp nhau cùng tiến bộ.
Câu 8: Sắp xếp các từ sau vào các cột cho phù hợp:
Viết lách, rèn luyện, ái ngại, hồi hộp, luồng điện, dàn ý
Từ ghép phân loại
Từ ghép tổng hợp
Từ láy
Câu 9: Cho 2 câu thơ sau:
“ Gió nâng tiếng hát chói chang
Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời”.
( Nguyễn Duy)
Tìm danh từ, động từ, tính từ trong 2 câu trên.
Câu 10: Trong câu dưới đây, quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ chưa phù hợp. Em hãy chữa lại cho đúng.
Em luôn đầm ấm với bạn bè.
Câu 11: Chỉ ra quan hệ từ dùng sai trong các câu sau và chữa lại cho đúng.
Vùng đất này khó trồng trọt nên có nhiều sỏi đá.
Vì công việc khó nhọc nhưng chú vẫn kiên trì theo đuổi.
Câu b: “Vì … nhưng” dùng sai, sửa lại là: “Tuy … nhưng”
Câu 12: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong câu văn sau?
“Những trận lũ lớn đỏ ngầu phù xa hung dữ, con đê lại gồng mình lên để không chỉ bảo vệ cho tính mạng con người, gia súc mà còn bảo vệ cả mùa màng…”
Câu 13: Dòng nào dưới đây chỉ toàn những từ láy?
không khí, lạ lùng, nồng nàn, no nê, hăng hắc.
rậm rạp, rơm rạ, nồng nàn, no nê, hăng hắc.
rậm rạp, lạ lùng, nồng nàn, no nê, hăng hắc.
Câu 14: Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?
Làng quê tôi đã khuất hẵn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.
Khi làng quê tôi đã khuất hẵn, tôi vẫn đăm đắm nhìn theo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Đăng Đức
Dung lượng: 45,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)