ĐỀ THI HSG TỈNH QUẢNG BÌNH 18-03-2015

Chia sẻ bởi Nguyễn Anh Minh | Ngày 14/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI HSG TỈNH QUẢNG BÌNH 18-03-2015 thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH KÌ THI CHỌN HSG TỈNH NĂM HỌC 2014-2015
Khóa ngày 17-3-2015 - Môn Vật lí 9
Thời gian làm bài 150 phút
_____________________________________________________________________
Câu 1: (2,5 điểm) Một thùng hình trụ đứng đáy bằng chứa nước, mực nước trong thùng cao 80cm. Người ta thả chìm vật bằng nhôm có dạng hình lập phương cạnh 20cm. Mặt trên của vật được móc bởi một sợi dây (bỏ qua trọng lượng của sợi dây). Nếu giữ vật lơ lửng trong thùng nước thì phải kéo sợi dây một lực 120N. Biết trọng lượng riêng của nước, nhôm lần lượt là d1 = 10000N/m3, d2 = 27000N/m3, diện tích đáy thùng gấp 2 lần diện tích một mặt của vật .
Vật nặng rỗng hay đặc ? Vì sao ?
Kéo đều vật từ đáy thùng lên theo phương thẳng đứng với công của lực kéo . Hỏi vật có được kéo lên khỏi mặt nước không ?
Câu 2: (2,0 điểm) Một nhiệt lượng kế ban đầu chưa đựng gì. Đổ vào nhiệt lượng kế một ca nước nóng thì thấy nhiệt độ của nhiệt lượng kế tăng lên 50C. Sau đó lại đổ thêm một ca nước nóng nữa thì nhiệt độ của nhiệt lượng kế tăng thêm 30C. Hỏi nếu đổ thêm vào nhiệt lượng kế cùng một lúc 5 ca nước nóng nói trên thì nhiệt độ của nhiệt lượng kế tăng thêm bao nhiêu độ nữa?
Câu 3: (2,5 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ, nguồn có hiệu điện thế U = 3V, các điện trở r = 0,4R1 = 1R3 = 2R4 = 4Ampe kế A có điện trở không đáng kể. Biết rằng khi K ngắt, ampe kế chỉ 0,2A; khi K đóng, ampe kế chỉ 0. Hãy tính:
a) giá trị các điện trở R2 và R5?
b) công suất của nguồn trong hai trường hợp đó?


Câu 4: (2,0 điểm) Một nguồn sáng điểm đặt trên trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự bằng 8cm, cách thấu kính 12cm. Thấu kính dịch chuyển với vận tốc 1m/s theo phương vuông góc trục chính thấu kính. Hỏi ảnh của nguồn sáng dịch chuyển với vận tốc là bao nhiêu nếu nguồn sáng được giữ cố định.
Câu 5: (1,0 điểm)Cho các dụng cụ và vật liệu sau đây:
02 bình chứa hai chất lỏng khác nhau, chưa biết khối lượng riêng;
01 thanh thẳng, cứng, khối lượng không đáng kể;
02 quả nặng có khối lượng bằng nhau;
Giá đỡ có khớp nối để làm điểm tựa cho thanh thẳng;
01 thước đo chiều dài;
Dây nối.
a) Trình bày phương án thí nghiệm xác định tỉ số khối lượng riêng của hai chất lỏng trên.
b) Từ đó suy ra cách xác định khối lượng riêng của một chất lỏng bất kỳ.
...................HẾT.................


Bài làm của HS huyện Lệ Thủy

Câu 1:

a) +Thể tích vật V = 0,23 = 8.10-3 m3, giả sử vật đặc thì trọng lượng của vật P = V. d2 = 216N
+Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật :
FA = V.d1 = 80N.
+Tổng độ lớn lực nâng vật
F = 120N + 80N = 200N
do F



b) Khi nhúng vật ngập trong nước 
nên mực nước dâng thêm trong thùng là: 10cm.
Mực nước trong thùng là: 80 + 10 = 90(cm).
* Công của lực kéo vật từ đáy thùng đến khi mặt trên tới mặt nước:
- Quãng đường kéo vật: l = 90 – 20 = 70(cm) = 0,7(m).
- Lực kéo vật: F = 120N
- Công kéo vật : A1 = F.l = 120.0,7 = 84(J)

 * Công của lực kéo tiếp vật đến khi mặt dưới vật vừa lên khỏi mặt nước:
- Lực kéo vật tăng dần từ 120N đến 200N 
Kéo vật lên độ cao bao nhiêu thì mực nước trong thùng hạ xuống bấy nhiêu nên quãng đường kéo vật : l/ = 10 cm = 0,1m.
- Công của lực kéo : A2 = 
- Tổng công của lực kéo : A = A1 + A2 = 100J
Ta thấy như vậy vật được kéo lên khỏi mặt nước.



Câu 2:
Gọi nhiệt dung của nhiệt lượng kế là C1 có nhiệt độ ban đầu là t1
Gọi nhiệt dung của một ca nước là C2 có nhiệt độ ban đầu là t2
+ Lần 1: đổ một ca nước nóng vào NLK,

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Anh Minh
Dung lượng: 93,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)