Đề thi HSG tỉnh Phú Thọ 2016-2017

Chia sẻ bởi Dương Tiến Giang | Ngày 15/10/2018 | 57

Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG tỉnh Phú Thọ 2016-2017 thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
PHÚ THỌ
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH THCS
NĂM HỌC 2016 – 2017
MÔN: Hóa Học
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề
(Đề thi có 04 trang )

Chú ý:
- Câu hỏi trắc nghiệm khách quan có một hoặc nhiều lựa chọn đúng.
- Thí sinh làm bài phần trắc nghiệm và tự luận trên tờ giấy thi (không làm vào đề thi).
- Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
H =1; Be =9; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S =32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Sr = 88; Ag = 108; Ba=137.
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (20 Câu; 10,0 điểm).
Câu 1: Phản ứng hóa học nào sau đây sai?
A. Cu + 2FeCl3 (dung dịch) CuCl2 + 2FeCl2
B. BaCl2 + H2CO3 BaCO3 + 2HCl
C. Fe + ZnSO4 (dung dịch)  FeSO4 + Zn
D. 2Na + CuSO4 (dung dịch)  Cu + Na2SO4
Câu 2: Cho bột Fe vào dung dịch gồm AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X và hai kim loại trong Y lần lượt là
A. Cu(NO3)2, Fe(NO3)2 và Cu, Fe. B. Cu(NO3)2, Fe(NO3)2 và Ag, Cu.
C. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3 và Cu, Ag. D. Cu(NO3)2, AgNO3 và Cu, Ag.
Câu 3: Cho dãy các kim loại: Zn, Na, Mg, K, Al, Cu, Ca, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng với lượng dư dung dịch FeCl3 thu được kết tủa là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 6.
Câu 4: Cho dung dịch muối X đến dư vào dung dịch muối Y, thu được kết tủa Z. Cho Z vào dung dịch H2SO4 (đặc, dư), thu được chất rắn T và khí mùi sốc bay ra. X và Y lần lượt là
A. AgNO3 và FeCl2. B. AgNO3 và FeCl3.
C. Na2CO3 và BaCl2. D. AgNO3 và Fe(NO3)2.
Câu 5: Khi cho hỗn hợp Fe3O4 và Cu vào dung dịch H2SO4 (loãng dư), thu được chất rắn X và dung dịch Y. Dãy nào dưới đây gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch Y?
A. Cl2, NaNO3, KMnO4. B. KOH, Na2SO3, Cu(NO3)2.
C. KNO3, NH3, CuO. D. BaSO3, Fe, BaCl2.
Câu 6: Số công thức cấu tạo dạng mạch vòng ứng với công thức phân tử C5H10 là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 10.
Câu 7: Tiến hành các thí nghiệm sau :
(1). Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường.
(2). Hấp thụ hết 2 mol CO2 vào dung dịch chứa 2,5 mol NaOH.
(3). Cho KMnO4 vào dung dịch HCl đặc, dư.
(4). Cho hỗn hợp Fe2O3 và Cu (tỉ lệ mol tương ứng 2:1) vào dung dịch HCl dư.
(5). Cho KHS vào dung dịch NaOH vừa đủ.
Số thí nghiệm thu được 2 muối là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
Câu 8: Cho muối X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch chứa hai chất tan. Mặt khác, cho a gam dung dịch muối X tác dụng với a gam dung dịch Ba(OH)2, thu được 2a gam dung dịch Y. Công thức của X là
A. KHS. B. NaHSO4. C. NaHS. D. KHSO3.
Câu 9: Phương pháp nào sau đây được dùng để điều chế kim loại Mg ?
A. Điện phân nóng chảy MgCl2. B. Cho K tác dụng với dung dịch MgCl2.
C. Khử MgO bằng CO ở nhiệt độ cao. D. Khử MgO bằng H2 ở nhiệt độ cao.
Câu 10
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Tiến Giang
Dung lượng: 242,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)