De thi HSG thuc hanh

Chia sẻ bởi Ngô Văn Tâm | Ngày 14/10/2018 | 35

Chia sẻ tài liệu: de thi HSG thuc hanh thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD & ĐT NÚI THÀNH

KỲ THI HỌC SINH GIỎI THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH
NĂM HỌC 2007-2008
MÔN THI: VẬT LÝ KHỐI LỚP 8
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)

ĐỀ CHÍNH THỨC

Bài 1/ Xác định khối lượng riêng của sắt.

Cho các dụng cụ: Lực kế, cốc nước (biết nước có khối lượng riêng 1g/cm3 hay 1000kg/m3), gia trọng hay quả nặng bằng sắt (chưa biết khối lượng), 1 đoạn dây chỉ (cho rằng chỉ có khối lượng không đáng kể)


Bài 2/ Xác định khối lượng riêng của rượu.

Cho các dụng cụ: Giá thí nghiệm, đòn bẩy (thanh mô men), thước nhựa có giới hạn đo 20cm, độ chia nhỏ nhất đến mm, 100cm dây chỉ (chỉ có khối lượng không đáng kể), cốc nước, 2 quả cân có khối lượng khác nhau (chưa biết khối lượng), cốc rượu (rượu 40 độ). Biết nước có khối lượng riêng 1g/cm3 hay 1000kg/cm3.

-----------------------------------------------------

Chú ý: Học sinh phải vận dụng triệt để các dụng cụ đã cho để hoàn thành các bài thực hành.
Giám thị coi thi không được giải thích gì thêm.











PHÒNG GD NÚI THÀNH

HƯỚNG DẪN CHẤM THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH
NĂM HỌC 2007-2008
MÔN THI: VẬT LÝ KHỐI LỚP 8

CÁCH CHẤM:

1/ Phần 1: Thực hành: 5 điểm (mỗi bài 2,5 điểm)
- Thao tác chọn lựa dụng cụ theo yêu cầu của đề, sắp xếp thiết bị hợp lý, có khoa học trước khi tiến hành TN. --> 0,25đ
- Lắp đặt thiết bị khoa học, đúng cách. --> 0,75đ
- Kỹ năng sử dụng thiết bị nhuần nhuyển --> 0,75đ
- Thực hiện TN đúng qui trình --> 0,5đ
- Thao tác sắp xếp dụng cụ sau khi TN xong --> 0,25đ

2/ Phần 2: Bảng báo cáo thí nghiệm: 5 điểm
* Bài 1: 2 điểm
* Bài 2: 3 điểm
- Thực hiện đúng các bước của bảng báo cáo thí nghiệm
- Nêu đúng cơ sở lý thuyết
- Vẽ hình minh hoạ, biểu diễn lực (bài 2)
- Nêu trình tự cách tiến hành TN.
- Kết quả quan sát đo đạt
- Kết quả tính toán hợp lý



HƯỚNG DẪN BẢNG BÁO CÁO CÁC BÀI THỰC HÀNH
Bài 1/ (2 điểm)
a/ Cơ sở lý thuyết:
Công thức xác định khối lượng riêng: D = m/V mà m = P/10 --> 0,25đ
Nên: D = P/10V (1) P: Trọng lượng của quả nặng
V: Thể tích của quả nặng
Khi quả nặng chìm trong nước. Lực đẩy acsimet tác dụng lên quả nặng
Fa = P – P1 = 10D0V -> 0,25đ, P1 : là trọng lượng của quả nặng ở trong nước
Thể tích của quả nặng:
V =  (2) -> 0,25đ
Thay (2) vào (1) ta có khối lượng riêng của quả nặng:
D = (3) -> 0,25đ
b/ Tiến hành thí nghiệm: -> 0,5đ
Dùng lực kế xác định trọng lượng P của vật trong không khí
Dùng lực kế xác định trọng lượng P1 của vật khi vật chìm trong nước.
Thay D0, P, P1 vào (3) ta tính được KLR của quả nặng.
c/ Lập bảng giá trị: -> 0,25đ
Ghi giá trị của 3 lần đo
d/ Kết quả: -> 0,25đ
KLR của quả nặng được tính theo giá trị trung bình cộng của 3 lần đo.
(Chú ý: Tính được kết quả KLR của sắt từ 7,60g/cm3 -> 7,90g/cm3: cho điểm tối đa phần kết quả. Ngoài khoảng đó không cho điểm)

Bài 2/ (3đ)
a/ Cơ sở lý thuyết:
Vẽ hình chính xác --> 0,25đ (vẽ 1 hình không cho điểm)
P1: Trọng lương của quả nặng A.
P2: Trọng lượng của quả nặng B
l1 : Cánh tay đòn ứng với P1
l2 : Cánh tay đòn ứng với P2
Điều kiện cân bằng của đòn bẩy
P1 l1 = P2 l2 (1) --> 0,25đ
(Hình 1)
Nhúng chìm A vào cốc nước (hình 2). Điều chỉnh B sao cho đòn bẩy cân bằng.
Gọi l3 : cánh tay đòn ứng với P2. Khi đòn bẩy cân bằng:
P2 l3 = l1(P1 - Fa1) (2) ( 0,25đ. Fa1: Lực đẩy Acsimet khi A ở trong nước
P1l1
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Văn Tâm
Dung lượng: 17,87KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)