đe thi hsg su 9 phương trung
Chia sẻ bởi Lã Thị Nhung |
Ngày 16/10/2018 |
39
Chia sẻ tài liệu: đe thi hsg su 9 phương trung thuộc Lịch sử 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD & ĐT THANH OAI ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2014-2015
Môn : Lịch sử
Thời gian : 150 phút ( không kể thời gian giao đề )
Câu 1. ( 3 điểm )
Hãy trình bày những biến đổi của các nước Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay ? Trong những biến đổi đó, biến đổi nào quan trọng nhất ? Tại sao ?
Câu 2. (4 điểm )
Nêu những dẫn chứng tiêu biểu về sự phát triển “ thần kì ’’ của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 1950-1970 ? Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển “ thần kì ” của nền kinh tế Nhật Bản ? Theo em, nguyên nhân cơ bản nào được coi là quan trọng trong sự phát triển đó.
Câu 3. ( 2 điểm )
Thế nào là chiến tranh lạnh ? Biểu hiện của chiến tranh lạnh ? Hậu quả của nó?
Câu 4. (5 điểm )
Hãy phân tích những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay ?
Câu 5. ( 6 điểm )
Hội nghị I- an – ta (tháng 2/1945 ) đã chủ trương thành lập tổ chức nào để bảo vệ hòa bình, an ninh thế giới ? Hãy trình bày mục đích và nguyên tắc của tổ chức đó? Hãy nêu những việc làm mà tổ chức đó giúp đỡ Việt nam mà em biết.
- Hết -
PHÒNG GD & ĐT THANH OAI HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI
MÔN : Lịch sử – Lớp 9 ( Năm học 2014-2015 )
Câu
Đáp án
Điểm
1
Những biến đổi của Đông Nam Á:
* Biến đổi thứ nhất: Sau năm 1945, các nước Đông Nam Á đã nổi dậy, dành chính quyền và tiến hành cuộc đấu tranh chống các cuộc chiến tranh xâm lược trở lại của các nước Đế quốc . Đến giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á lần lượt dành được độc lập.
* Biến đổi thứ hai: Sau khi dành được độc lập các nước Đông Nam Á đều ra sức xây dựng, phát triển nền kinh tế, văn hóa xã hội và đến cuối những năm 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế các nước Đông Nam Á có sự chuyển biến mạnh mẽ và đạt được sự tăng trưởng cao như Xingapo, Malaixia, Thái Lan.
*Biến đổi thứ ba: Từ 1967, một số nước Đông Nam Á như Inđônêxia, Ma laixia, Philippin, Xingapo, Tháilan đã lập ra tổ chức ASEAN để cùng nhau hợp tác phát triển, hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài. Tuy nhiên phải đến đầu những năm 90, khi thế giới bước vào thời kì sau “chiến tranh lạnh” và vấn đề Camphuchia được giải quyết, một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á. Từ đó tình hình chính trị kinh tế khu vực được cải thiện với xu hướng nổi bật là sự tham gia của tất cả các nước trong một tổ chức thống nhất và chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển.
* Trong các biến đổi trên, thì việc giành độc lập của các nước Đông Nam Á là biến đổi quan trọng nhất. Bởi vì đây là nền tảng để các nước phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị – xã hội và tiến hành hợp tác phát triển.
0,75
0,75
0,75
0,75
2
*Những thành tựu
Trong những năm 1950-1970 kinh tế Nhật Bản đã đạt được bước phát triển thần kì, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính của thế giới.
- Về tổng sản phẩm quốc dân, năm 1950 Nhật Bản chỉ mới đạt 20 tỉ USD nhưng đến năm 1968 đã đạt đến 183 tỉ USD, đứng thứ 2 thế giới – sau Mĩ
- Về công nghiệp, trong những năm 1950-1960, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm là 15%, những năm 1961- 1970 là 13,5%.
- Về nông nghiệp, trong những năm 1967-1969, nhờ áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại đã cung cấp hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước và 2/3 nhu cầu thịt sữa, nghề đánh cá phát triển, đứng thứ hai thế giới- sau Pê- ru.
*Nguyên nhân phát triển:
- Nguyên
Môn : Lịch sử
Thời gian : 150 phút ( không kể thời gian giao đề )
Câu 1. ( 3 điểm )
Hãy trình bày những biến đổi của các nước Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay ? Trong những biến đổi đó, biến đổi nào quan trọng nhất ? Tại sao ?
Câu 2. (4 điểm )
Nêu những dẫn chứng tiêu biểu về sự phát triển “ thần kì ’’ của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 1950-1970 ? Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển “ thần kì ” của nền kinh tế Nhật Bản ? Theo em, nguyên nhân cơ bản nào được coi là quan trọng trong sự phát triển đó.
Câu 3. ( 2 điểm )
Thế nào là chiến tranh lạnh ? Biểu hiện của chiến tranh lạnh ? Hậu quả của nó?
Câu 4. (5 điểm )
Hãy phân tích những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay ?
Câu 5. ( 6 điểm )
Hội nghị I- an – ta (tháng 2/1945 ) đã chủ trương thành lập tổ chức nào để bảo vệ hòa bình, an ninh thế giới ? Hãy trình bày mục đích và nguyên tắc của tổ chức đó? Hãy nêu những việc làm mà tổ chức đó giúp đỡ Việt nam mà em biết.
- Hết -
PHÒNG GD & ĐT THANH OAI HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI
MÔN : Lịch sử – Lớp 9 ( Năm học 2014-2015 )
Câu
Đáp án
Điểm
1
Những biến đổi của Đông Nam Á:
* Biến đổi thứ nhất: Sau năm 1945, các nước Đông Nam Á đã nổi dậy, dành chính quyền và tiến hành cuộc đấu tranh chống các cuộc chiến tranh xâm lược trở lại của các nước Đế quốc . Đến giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á lần lượt dành được độc lập.
* Biến đổi thứ hai: Sau khi dành được độc lập các nước Đông Nam Á đều ra sức xây dựng, phát triển nền kinh tế, văn hóa xã hội và đến cuối những năm 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế các nước Đông Nam Á có sự chuyển biến mạnh mẽ và đạt được sự tăng trưởng cao như Xingapo, Malaixia, Thái Lan.
*Biến đổi thứ ba: Từ 1967, một số nước Đông Nam Á như Inđônêxia, Ma laixia, Philippin, Xingapo, Tháilan đã lập ra tổ chức ASEAN để cùng nhau hợp tác phát triển, hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài. Tuy nhiên phải đến đầu những năm 90, khi thế giới bước vào thời kì sau “chiến tranh lạnh” và vấn đề Camphuchia được giải quyết, một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á. Từ đó tình hình chính trị kinh tế khu vực được cải thiện với xu hướng nổi bật là sự tham gia của tất cả các nước trong một tổ chức thống nhất và chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển.
* Trong các biến đổi trên, thì việc giành độc lập của các nước Đông Nam Á là biến đổi quan trọng nhất. Bởi vì đây là nền tảng để các nước phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị – xã hội và tiến hành hợp tác phát triển.
0,75
0,75
0,75
0,75
2
*Những thành tựu
Trong những năm 1950-1970 kinh tế Nhật Bản đã đạt được bước phát triển thần kì, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính của thế giới.
- Về tổng sản phẩm quốc dân, năm 1950 Nhật Bản chỉ mới đạt 20 tỉ USD nhưng đến năm 1968 đã đạt đến 183 tỉ USD, đứng thứ 2 thế giới – sau Mĩ
- Về công nghiệp, trong những năm 1950-1960, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm là 15%, những năm 1961- 1970 là 13,5%.
- Về nông nghiệp, trong những năm 1967-1969, nhờ áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại đã cung cấp hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước và 2/3 nhu cầu thịt sữa, nghề đánh cá phát triển, đứng thứ hai thế giới- sau Pê- ru.
*Nguyên nhân phát triển:
- Nguyên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lã Thị Nhung
Dung lượng: 94,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)