ĐỀ THI HSG SỬ 2009
Chia sẻ bởi Đặng Thúy Kiều |
Ngày 16/10/2018 |
22
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI HSG SỬ 2009 thuộc Lịch sử 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO
HUYỆN BUÔN ĐÔN
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI BẬC THCS CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2009-2010
Môn: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (3 điểm): Xu thế chung của thế giới hiện nay là gì? Cho biết thời cơ và thách thức của đất nước ta trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế?
Câu 2 (6 điểm): Hãy lấy dẫn chứng để chứng minh rằng vào thập niên 60, 70 của thế kỷ XX nền kinh tế Nhật Bản phát triển thần kì? Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển thần kì đó?
Câu 3 (6 điểm): Hãy nêu đặc điểm của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và so sánh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với cuộc kháng chiến thời Lý - Trần.
Câu 4 (5 điểm): Chứng minh chính quyền Xô-viết Nghệ Tĩnh là chính quyền cách mạng của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng? Ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930-1931?
Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI BẬC THCS CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2009-2010
Môn: LỊCH SỬ
Câu 1 (3 điểm):
*. Xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình, ổn định,hợp tác phát triển, các nước đang ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển với việc lấy kinh tế làm trọng điểm.
*. Thời cơ và thách thức của đất nước ta trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế:
- Thời cơ:
+ Nước ta có điều kiện hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Đến nay là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như: thành viên của hiệp hội các quốc gia Đông nam Á(ASEAN), thành viên của Liên Hợp Quốc, thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO…
+ Nước ta có điều kiện mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác, tranh thủ sự ủng hộ đầu tư vốn của nước ngoài để xây dựng và phát triển đất nước.
+ Có điều kiện để rút ngắn khoảng cách với các nước giàu.
+ Có cơ hội tiếp thu những thành tựu văn hóa, khoa học-kỹ thuật của thế giới ứng dụng vào sản xuất và đời sống.
- Thách thức:
+ Trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực của đất nước còn nhiều hạn chế.
+ Sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường thế giới, nếu không thích ứng được sẽ bị nhấn chìm.
+ Phải biết sử dụng nguồn vốn đầu tư có hiệu quả .
+ Phải giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc, nếu không hòa nhập sẽ bị hòa tan.
+ Kịp thời nắm bắt thời cơ nếu không sẽ bị tụt hậu.
Câu 2 (6 điểm):
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1950) nền kinh tế Nhật Bản phát triển chậm chạp phụ thuộc chặt chẽ vào kinh tế Mĩ, nhận viện trợ kinh tế của Mĩ. (0,25 điểm)
Nhưng nhờ vào sự đầu tư, giúo đỡ của Mĩ nền kinh tế Nhật Bản đã được phục hồi và những năm 1950 đến năm 1951 trở đi khi .... kinh tế Nhật phát triển, đến những năm 60 Mĩ đi xâm lược Việt Nam, kinh tế Nhật Bản có cơ hội nhanh chóng đuổi kịp và vượt các nước Tây Âu vươn lên đứng hàng thứ hai (sau Mĩ) trong thế giới tư bản chủ nghĩa.
(0,5 điểm)
- Về tổng sản phẩm quốc dân, năm 1950 Nhật chỉ đạt 20 tỉ USD bằng 60% CHLB Đức (33,7 tỉ USD), Bằng 1/3 của Anh (59 tỉ USD), bằng 1/7 Mĩ: (349,5 tỉ USD). Nhưng đến năm 1968, đạt 183 tỉ USD vượt CHLB Đức (132 tỉ USD), Anh 120 tỉ USD, Pháp 118 tỉ USD vươn lên đứng thứ hai sau Mỹ 830 tỉ USD. (0,5 điểm)
Đến năm 1971, tổng sản phẩm quốc dân Nhật Bản tăng lên 224 tỉ USD trong khoản 20 năm (1950 - 1970) tổng sản phẩm quốc dân Nhật Bản tăng 11 lần. (0,25 điểm)
- Về công nghiệp: Những năm 1950 -1960 tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm là 15%, trong 1961 1970 là 13.5%. (0,25 điểm)
Năm 1950 giá trị sản lượng CNNB là 4.1tỉ USD bằng (1/28 của Mĩ) thì đến năm 1969 đã vươn lên tới 56.4 tỉ USD vượt qua các nước Tây Aâu và chỉ thua Mĩ. Đầu những năm 70 Nhật Bản đứng đầu thế giới TBCN về sản lượng tàu biển
HUYỆN BUÔN ĐÔN
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI BẬC THCS CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2009-2010
Môn: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (3 điểm): Xu thế chung của thế giới hiện nay là gì? Cho biết thời cơ và thách thức của đất nước ta trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế?
Câu 2 (6 điểm): Hãy lấy dẫn chứng để chứng minh rằng vào thập niên 60, 70 của thế kỷ XX nền kinh tế Nhật Bản phát triển thần kì? Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển thần kì đó?
Câu 3 (6 điểm): Hãy nêu đặc điểm của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và so sánh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với cuộc kháng chiến thời Lý - Trần.
Câu 4 (5 điểm): Chứng minh chính quyền Xô-viết Nghệ Tĩnh là chính quyền cách mạng của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng? Ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930-1931?
Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI BẬC THCS CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2009-2010
Môn: LỊCH SỬ
Câu 1 (3 điểm):
*. Xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình, ổn định,hợp tác phát triển, các nước đang ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển với việc lấy kinh tế làm trọng điểm.
*. Thời cơ và thách thức của đất nước ta trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế:
- Thời cơ:
+ Nước ta có điều kiện hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Đến nay là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như: thành viên của hiệp hội các quốc gia Đông nam Á(ASEAN), thành viên của Liên Hợp Quốc, thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO…
+ Nước ta có điều kiện mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác, tranh thủ sự ủng hộ đầu tư vốn của nước ngoài để xây dựng và phát triển đất nước.
+ Có điều kiện để rút ngắn khoảng cách với các nước giàu.
+ Có cơ hội tiếp thu những thành tựu văn hóa, khoa học-kỹ thuật của thế giới ứng dụng vào sản xuất và đời sống.
- Thách thức:
+ Trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực của đất nước còn nhiều hạn chế.
+ Sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường thế giới, nếu không thích ứng được sẽ bị nhấn chìm.
+ Phải biết sử dụng nguồn vốn đầu tư có hiệu quả .
+ Phải giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc, nếu không hòa nhập sẽ bị hòa tan.
+ Kịp thời nắm bắt thời cơ nếu không sẽ bị tụt hậu.
Câu 2 (6 điểm):
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1950) nền kinh tế Nhật Bản phát triển chậm chạp phụ thuộc chặt chẽ vào kinh tế Mĩ, nhận viện trợ kinh tế của Mĩ. (0,25 điểm)
Nhưng nhờ vào sự đầu tư, giúo đỡ của Mĩ nền kinh tế Nhật Bản đã được phục hồi và những năm 1950 đến năm 1951 trở đi khi .... kinh tế Nhật phát triển, đến những năm 60 Mĩ đi xâm lược Việt Nam, kinh tế Nhật Bản có cơ hội nhanh chóng đuổi kịp và vượt các nước Tây Âu vươn lên đứng hàng thứ hai (sau Mĩ) trong thế giới tư bản chủ nghĩa.
(0,5 điểm)
- Về tổng sản phẩm quốc dân, năm 1950 Nhật chỉ đạt 20 tỉ USD bằng 60% CHLB Đức (33,7 tỉ USD), Bằng 1/3 của Anh (59 tỉ USD), bằng 1/7 Mĩ: (349,5 tỉ USD). Nhưng đến năm 1968, đạt 183 tỉ USD vượt CHLB Đức (132 tỉ USD), Anh 120 tỉ USD, Pháp 118 tỉ USD vươn lên đứng thứ hai sau Mỹ 830 tỉ USD. (0,5 điểm)
Đến năm 1971, tổng sản phẩm quốc dân Nhật Bản tăng lên 224 tỉ USD trong khoản 20 năm (1950 - 1970) tổng sản phẩm quốc dân Nhật Bản tăng 11 lần. (0,25 điểm)
- Về công nghiệp: Những năm 1950 -1960 tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm là 15%, trong 1961 1970 là 13.5%. (0,25 điểm)
Năm 1950 giá trị sản lượng CNNB là 4.1tỉ USD bằng (1/28 của Mĩ) thì đến năm 1969 đã vươn lên tới 56.4 tỉ USD vượt qua các nước Tây Aâu và chỉ thua Mĩ. Đầu những năm 70 Nhật Bản đứng đầu thế giới TBCN về sản lượng tàu biển
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đặng Thúy Kiều
Dung lượng: 69,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)