De Thi HSG Sinh 8 moi
Chia sẻ bởi Hoàng Diệp |
Ngày 15/10/2018 |
45
Chia sẻ tài liệu: De Thi HSG Sinh 8 moi thuộc Sinh học 8
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD – ĐT ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2011 - 2012
GIAO THỦY MÔN SINH HỌC LỚP 8
(Thời gian làm bài 90 phút)
(Học sinh làm trực tiếp vào giấy thi này)
Họ và tên: ……………………………………………………. SBD: …………………………
Lớp: ………………………………… Trường: ……………………………………………….
A. Lý thuyết (14 điểm)
Câu 1: (4 điểm)
Nêu các thành phần của 1 cung phản xạ, phân biệt cung phản xạ với vòng phản xạ, ý nghĩa của chúng trong đời sống?
Câu 2: (3 điểm)
Vì sao thức ăn sau khi nghiền bóp kỹ ở dạ dày chỉ chuyển xuống ruột non thành từng đợp? Hoạt động như vậy có tác dụng gì?
Câu 3: (2 điểm)
Nêu đặc điểm cấu tạo của bạch cầu phù hợp với chức năng của nó?
Câu 4: (2,5 điểm)
Dung tích sống là gì? Quá trình luyện tập để tăng dung tích sống phụ thuộc vào các yếu tố nào?
Câu 5: (2,5 điểm)
So sánh tư duy cụ thể và tư duy trừu tượng?
B. Bài tập (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
- Khi ta ăn cháo hay uống sữa, các loại thức ăn này có thể được biến đổi trong khoang miệng như thế nào?
- Hãy giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ “Nhai kỹ no lâu’.
Câu 2: (2 điểm)
- Tại sao có người bị bệnh thương hàn sau khi khỏi thì cả đời không mắc lại bệnh đó nữa? Đây là miễn dịch tự nhiên hay nhân tạo?
Câu 3: (2 điểm)
- Hãy giải thích nguyên nhân tiếng khóc chào đời ở trẻ mơí sinh?
GV: Trần Thị Bưởi – Trường THCS Giao Lạc
Trình độ: Đại học sư phạm
Chuyên môn: Sinh học
ĐÁP ÁN
I.Lý thuyết
Câu 1: Nêu đúng mỗi thành phần của cung phản xạ (0,25 điểm).
- Một cung phản xạ gồm 5 thành phần:
+ Cơ quan thụ cảm. (0,25 điểm).
+ Đường thần kinh hướng tâm, truyền xung thần kinh về trung ương thần kinh . (0,25 điểm).
+ Trung ương thần kinh: Gồm các nơ ron trung gian và thân, tua ngắn của rơ non vận động. (0,25 điểm).
+ Đường thần kinh ly tâm, truyền xung thần kinh đến cơ quan trả lời. (0,25 điểm).
+ Cơ quan phản ứng trả lời kích thích. (0,25 điểm).
- Phân biệt cung phản xạ với vòng phản xạ:
+ Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng.(0,75 điểm)
+ Vòng phản xạ: Gồm cung phản xạ và luồng thông tin ngược báo về trung ương thần kinh.(0,5 điểm)
- Ý nghĩa: Mọi phản ứng xảy ra trong cơ thể, đảm bảo sự thống nhất trong nội bộ cơ thể cũng như sự thích nghi giữa cơ thể với môi trường được thực hiện nhờ cơ chế phản xạ theo vòng phản xạ.(1,5 điểm)
Câu 2:
-Thức ăn từ dạ dày được chuyển xuống ruột non từng đợt là nhờ sự co bóp của cơ dạ dày, phối hợp với sự đóng mở của cơ vòng môn vị.(0,5 điểm)
+ Cơ vòng môn vị luôn đóng, chỉ mở cho thức ăn chuyển xuống khi thức ăn đã được nghiền và nhào trộn kỹ .(0,5 điểm)
+ Axit có trong thức ăn vừa chuyển xuống tác động vào niêm mạc tá tràng gây phản xạ đóng môn vị, đồng thời gây phản xạ tiết dịch tụy và dịch mật.(0,5 điểm).
+ Dịch tụy và mật có tính kiềm trung hòa axit của thức ăn làm ngưng phản xạ đóng môn vị, môn vị lại mở và thức ăn từ dạ dày lại xuống tá tràng.(0,5 điểm).
- Ý nghĩa: thức ăn từ dạ dày chuyển xuống ruột non từng đợt với 1 lượng nhỏ tạo điều kiện thuận lợi cho thức ăn có đủ thời gian tiêu hóa hết và hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng có trong thức ăn.(1 điểm)
Câu 3:
-Chức năng của bạch cầu là bảo vệ cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh của vi khuẩn, vi rút.(0,5 điểm).
Để thích ứng với chức năng đó bạch cầu có các đặc điểm sau:
+ Bạch cầu có thể thay đổi hình dạng nhờ đó chúng có thể kéo dài ra, xuyên qua thành mạch máu, di chuyển qua kẽ gian bào đến nơi có vi khuẩn, vi rút xâm nhập.
GIAO THỦY MÔN SINH HỌC LỚP 8
(Thời gian làm bài 90 phút)
(Học sinh làm trực tiếp vào giấy thi này)
Họ và tên: ……………………………………………………. SBD: …………………………
Lớp: ………………………………… Trường: ……………………………………………….
A. Lý thuyết (14 điểm)
Câu 1: (4 điểm)
Nêu các thành phần của 1 cung phản xạ, phân biệt cung phản xạ với vòng phản xạ, ý nghĩa của chúng trong đời sống?
Câu 2: (3 điểm)
Vì sao thức ăn sau khi nghiền bóp kỹ ở dạ dày chỉ chuyển xuống ruột non thành từng đợp? Hoạt động như vậy có tác dụng gì?
Câu 3: (2 điểm)
Nêu đặc điểm cấu tạo của bạch cầu phù hợp với chức năng của nó?
Câu 4: (2,5 điểm)
Dung tích sống là gì? Quá trình luyện tập để tăng dung tích sống phụ thuộc vào các yếu tố nào?
Câu 5: (2,5 điểm)
So sánh tư duy cụ thể và tư duy trừu tượng?
B. Bài tập (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
- Khi ta ăn cháo hay uống sữa, các loại thức ăn này có thể được biến đổi trong khoang miệng như thế nào?
- Hãy giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ “Nhai kỹ no lâu’.
Câu 2: (2 điểm)
- Tại sao có người bị bệnh thương hàn sau khi khỏi thì cả đời không mắc lại bệnh đó nữa? Đây là miễn dịch tự nhiên hay nhân tạo?
Câu 3: (2 điểm)
- Hãy giải thích nguyên nhân tiếng khóc chào đời ở trẻ mơí sinh?
GV: Trần Thị Bưởi – Trường THCS Giao Lạc
Trình độ: Đại học sư phạm
Chuyên môn: Sinh học
ĐÁP ÁN
I.Lý thuyết
Câu 1: Nêu đúng mỗi thành phần của cung phản xạ (0,25 điểm).
- Một cung phản xạ gồm 5 thành phần:
+ Cơ quan thụ cảm. (0,25 điểm).
+ Đường thần kinh hướng tâm, truyền xung thần kinh về trung ương thần kinh . (0,25 điểm).
+ Trung ương thần kinh: Gồm các nơ ron trung gian và thân, tua ngắn của rơ non vận động. (0,25 điểm).
+ Đường thần kinh ly tâm, truyền xung thần kinh đến cơ quan trả lời. (0,25 điểm).
+ Cơ quan phản ứng trả lời kích thích. (0,25 điểm).
- Phân biệt cung phản xạ với vòng phản xạ:
+ Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng.(0,75 điểm)
+ Vòng phản xạ: Gồm cung phản xạ và luồng thông tin ngược báo về trung ương thần kinh.(0,5 điểm)
- Ý nghĩa: Mọi phản ứng xảy ra trong cơ thể, đảm bảo sự thống nhất trong nội bộ cơ thể cũng như sự thích nghi giữa cơ thể với môi trường được thực hiện nhờ cơ chế phản xạ theo vòng phản xạ.(1,5 điểm)
Câu 2:
-Thức ăn từ dạ dày được chuyển xuống ruột non từng đợt là nhờ sự co bóp của cơ dạ dày, phối hợp với sự đóng mở của cơ vòng môn vị.(0,5 điểm)
+ Cơ vòng môn vị luôn đóng, chỉ mở cho thức ăn chuyển xuống khi thức ăn đã được nghiền và nhào trộn kỹ .(0,5 điểm)
+ Axit có trong thức ăn vừa chuyển xuống tác động vào niêm mạc tá tràng gây phản xạ đóng môn vị, đồng thời gây phản xạ tiết dịch tụy và dịch mật.(0,5 điểm).
+ Dịch tụy và mật có tính kiềm trung hòa axit của thức ăn làm ngưng phản xạ đóng môn vị, môn vị lại mở và thức ăn từ dạ dày lại xuống tá tràng.(0,5 điểm).
- Ý nghĩa: thức ăn từ dạ dày chuyển xuống ruột non từng đợt với 1 lượng nhỏ tạo điều kiện thuận lợi cho thức ăn có đủ thời gian tiêu hóa hết và hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng có trong thức ăn.(1 điểm)
Câu 3:
-Chức năng của bạch cầu là bảo vệ cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh của vi khuẩn, vi rút.(0,5 điểm).
Để thích ứng với chức năng đó bạch cầu có các đặc điểm sau:
+ Bạch cầu có thể thay đổi hình dạng nhờ đó chúng có thể kéo dài ra, xuyên qua thành mạch máu, di chuyển qua kẽ gian bào đến nơi có vi khuẩn, vi rút xâm nhập.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Diệp
Dung lượng: 45,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)