ĐỀ THI HSG SINH 8 HUYỆN BỐ TRẠCH (2012 - 2013)

Chia sẻ bởi Trần Thị Minh Tươi | Ngày 15/10/2018 | 41

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI HSG SINH 8 HUYỆN BỐ TRẠCH (2012 - 2013) thuộc Sinh học 8

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD – ĐT BỐ TRẠCH KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học: 2012 – 2013
Môn thi: SINH HỌC
SBD: …… Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)

ĐỀ RA:
Câu 1: (2,5đ)
Nêu đặc điểm cấu tạo của bạch cầu? Có phải tất cả bạch cầu đều tấn công virut bằng cách thực bào?
Trình bày tóm tắt vai trò của các loại bạch cầu trong cơ thể
Giải thích vì sao sau khi được tiêm chủng vắcxin đậu mùa thì người ta không mắc bệnh đậu mùa nữa?
Câu 2: (1,5đ)
Kể tên các hình thức hô hấp ở động vật có xương sống, nêu tên đại diện.
Khi con người hoạt động mạnh thì nhịp hô hấp thay đổi như thế nào? Giải thích?
Câu 3: (2,0đ)
Hãy phân tích để chứng minh quá trình tiêu hóa xảy ra ở khoang miệng chủ yếu về mặt lý học nhưng rất yếu về mặt hóa học.
Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
1. Tinh bột Mantôzơ 2. Mantôzơ Glucôzơ
3. Prôtêin chuỗi dài Prôtêin chuỗi ngắn 4. Lipit Glyxêrrin và axít béo
Em hãy cho biết các sơ đồ chuyển hóa trên xảy ra ở những bộ phận nào trong ống tiêu hóa?
Câu 4: (2,5đ)
a. Phân biệt quá trình đồng hóa và quá trình dị hóa? Nêu mối quan hệ giữa chúng.
b. Một học sinh độ tuổi THCS nhu cầu tiêu dùng năng lượng mỗi ngày là 2200 kcalo, trong số năng lượng đó prôtêin chiếm 19%, lipit chiếm 13% còn lại là gluxit. Tính tổng số gam prôtêin, lipit, gluxit cung cấp cho cơ thể trong một ngày.
Biết rằng: 1gam prôtêin ô xi hóa hoàn toàn, giải phóng 4,1 kcal, 1 gam lipit 9,3 kcal, 1 gam gluxit 4,3 kcal.
Câu 5: (1,5đ)
So sánh phân hệ thần kinh cơ xương và phân hệ thần kinh sinh dưỡng.
PHÒNG GD – ĐT BỐ TRẠCH KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học: 2012 – 2013
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC

Câu1
Nội dung
Điểm

Câu 1
(2,5đ)
a. (1,25đ): Gồm các ý:
* Cấu tạo bạch cầu:
- Là những tế bào lớn, có kích thích lớn hơn hồng cầu.
- Có nhân, có thể có một hay nhiều nhân.
- Di chuyển bằng chân giả và dùng chân giả để bắt vi trùng.
- Số lượng bạch cầu: khoảng 6000 – 8000/mm3 máu
- Bạch cầu sống được từ 2 – 4 ngày. Được tạo ra từ gan, tỳ tạng, hạch bạch huyết và cả tủy xương.
* Giải thích được: (cho 0,5đ)
Mỗi loại bạch cầu có cách tấn công vi khuẩn, vi rút xâm nhập khác nhau trước khi thực bào.
- Bạch cầu đại thực bào dùng chân giả bọc lấy con mồi rồi tiết chất tiêu diệt chúng
- Bạch cầu limpho (B,T) tạo kháng thể để vô hiệu hóa con mồi rồi tiêu diệt chúng.
b. Tóm tắt đúng, cho 0,75đ. Gồm các vai trò:
- Bạch cầu đại thực bào tiêu diệt tế bào già và vi trùng xâm nhập bằng cách thực bào.
- Bạch cầu limpho B tạo ra một loại prôêin chống lại các chất tiết ra của vật lạ khi xâm nhập vào cơ thể mà không bị thực bào.
- Bạch cầu limpho T tạo ra một loại prôtêin đặc hiệu vô hiệu hóa và tiêu diệt vật lạ khi vật lạ vượt qua limpho B
c. (Cho 0,5đ). Gồm các ý:
- Tiêm vắcxin đậu mùa là đưa kháng nguyên (Vi trùng đậu mùa đã được làm chết) vào cơ thể, sự có mặt của kháng nguyên đã kích thích cơ thể tạo ra một chất kháng thể dự trữ.
- Khi có vi khuẩn của bệnh đậu mùa xâm nhập vào cơ thể thì chúng không gây bệnh được vì cơ thể đã có kháng thể dự trữ để chống lại.

(0,75đ)








(0,25đ)
(0,25đ)



(0,25đ)

(0,25đ)

(0,25đ)


(0,25đ)


(0,25đ)


Câu 2
(1,5đ)
a. Trả lời đúng cho 0,75đ. Gồm các hình thức:
- Hô hấp bằng mang: chủ yếu ở lớp cá, cá Cóc Tam đảo (Lớp Lưỡng cư)
- Hô hấp bằng da: Ếch nhái, một số loài cá
- Hô hấp bằng ruột: Ruột của nhiều loài cá có thành mỏng phân bố nhiều mạch máu và cũng có tác dụng hô hấp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Minh Tươi
Dung lượng: 68,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)