ĐỀ THI HSG SINH 7 TB

Chia sẻ bởi Trần Anh Mạnh | Ngày 15/10/2018 | 82

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI HSG SINH 7 TB thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

Trường THCS Đỗ Xuyên

Đề thi học sinh năng khiếu
Môn: Sinh học 7
(Thời gian làm bài: )
Giáo viên ra đề: Phạm Ngọc Giám


I- Đề bài:
Câu 1 (2 điểm)
Triệu chứng của bệnh sốt rét. Nêu các con đường truyền bệnh và cách phòng
chống. Vì sao bệnh sôt rét hay xảy ra ở miền núi.
Câu 2 (2điểm)
Điểm khác nhau trong đời sống và hoạt động của thằn lằn so với ếch đồng
Câu 3 (2 điểm)
Vai trò của chim đối với nông nghiệp
Câu 4: (1 điểm)
Nguyên nhân làm giảm sút độ đa dạng sinh học và biện pháp duy trì độ đa dạng sinh học.
Câu 5: (3 điểm)
Trình bày hướng tiến hoá của hệ thần kinh và cơ quan di chuyển của động vật


---Hết ---





Đáp án
Câu 1 (2điểm)
* Triệu trứng của bệnh sốt rét: Khi trùng sốt rét xâm nhập vào cơ thể, chỉ 1 đến 2 tuần sau thì người bệnh lên cơn sốt. Có khi sốt liên miên, hoặc từng cơn kèm theo rét run. Mỗi cơn sốt bắt đầu bằng cảm giác mệt nhọc rũ rượi, nhức đầu, ớn lạnh, buồn ngủ. Cảm giác lạnh ngày càng tăng, người bệnh run cầm cập, nổi gai ốc, đắp bao nhiêu chăn không thấy lạnh lúc đó nhiệt độ tăng lên 38,50c, sau cơn rét nhiệt độ tiếp tục tăng lên 400c - 410c, mặt đỏ bừng, mình mẩy đau nhừ, mồ hôi đầm đìa, khô họng, khát nước. Sở dĩ có hiện tượng trên là do trùng sốt rét phá vỡ hàng loạt hồng cầu và tiết vào máu nhiều chất độc làm người bệnh lên cơ sốt rét.
* Con đường truyền bệnh sốt rét từ người nấyng người khác do bị muỗi Anôphen đốt.
* Muốn phòng chống bệnh sốt rét phải diệt muỗi Anôphen, phá nơi ẩn nấp của muỗi Anôphen, khai thông cống rãnh không để nước đọng, nuôi cá vào ao, hồ, chum, vại để tiêu diệt bọ gậy. Ngủ phải mắc màn, hun khói, đốt hương muỗi để tiêu diệt chúng.
* Bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi:
+ Là nơi rừng núi âm u, nhiều cây cối thích nghi cho chỗ trú ngụ và sinh sản của muỗi.
+ Người dân miền núi lạc hậu, điều kiện chữa và phòng bệnh kém nên dễ lây lan, khó phòng tránh.
Câu 2: (2điểm)
Đời sống và hoạt động của thằn lằn so với ếch đồng có điểm khác nhau:
- Nơi sống và bắt mồi: ếch đồng ưa sống và bắt mồi trong nước hoặc các bờ vực nước ngọt, còn thằn lằn ưa sống và bắt mồi ở nơi khô ráo.
- Thời gian hoạt động: ếch đồng hoạt động lúc chập tối hoặc ban đêm, còn thằn lằn hoạt động vào ban ngày.
- Tập tính cũng khác nhau nếu ếch đồng trú đông trong các hốc đất ẩm ướt bên bờ vực nước hoặc trong bùn thì thằn lằn trú đông trong các hốc đất khô ráo.
- Sinh sản: ếch đồng thụ tinh ngoài môi trường nước, đẻ nhiều trứng, trứng có màng mỏng, ít noãn hoàng, trứng nở thành nòng nọc phát
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Anh Mạnh
Dung lượng: 30,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)