DE THI HSG SINH 7 201-2012

Chia sẻ bởi Trịnh Thế Quyền | Ngày 15/10/2018 | 41

Chia sẻ tài liệu: DE THI HSG SINH 7 201-2012 thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG PTDTNT PHÓ BẢNG

ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎi CẤP TRƯỜNG
Môn: sinh học 7
Năm học: 2011 - 2012



Thời gian : 150 phút ( không kể thời gian giao đề)



ĐỀ BÀI

Câu 1: (2 đ)
Giải thích sự sinh sản của trai ?
Câu 2: (3 đ):
Nêu vai trò của ngành ruột khoang ?
Câu 3: (2,5 đ):
Trình bầy đặc điểm cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui luồn trong đất ? Giun đất có lợi ích gì đối với trồng trọt ?
Câu 4: (4 đ):
Giải thích sự tiêu hóa thức ăn và sinh sản của giun đất ?
Câu 5: (4 đ):
Hãy cho biết vòng đời và tác hại của trùng sốt rét ? Chúng ta phải làm gì để phòng bệnh sốt rét ?
Câu 6: (1,5 đ):
Cho một số đại diện động vật sau: giun kim, sán lá gan,, sán lông, giun móc câu, ốc sên, bạch tuộc.
Hãy sắp xếp chúng vào các ngành hoặc các lớp động vật cho phù hợp.
Câu 7: (3 đ):
Vì sao con mực bơi nhanh lại được xếp cùng nghành với con ốc sên bò chậm chạp ?













Hết
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm !

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HỌC 7
Năm học: 2011 – 2012

Câu 1: (2 đ)
ĐÁP ÁN
ĐIỂM

- Trai phân tính đực cái riêng biệt
0,5 đ

- Đến mùa sinh sản, trai đực tiết tinh dịch chứa tinh trùng theo nước chuyển đến thụ tinh với trứng của con cái.
0,5 đ

- Trứng thụ tinh được giữ trong tấm mang.
0,5 đ

- Ấu trùng sau đó nở ra, sống ở mang mẹ 1 thời gian rồi bám vào mang cá 1 vài tuần nữa mới rơi xuống bùn phát triển thành trai trưởng thành.
0,5 đ



Câu 2: (3 đ):
ĐÁP ÁN
ĐIỂM

Ngành ruột khoang có vai trò: Mỗi ý đúng đạt 1đ
- Ruột khoang có vai trò to lớn về mặt sinh thái. Chúng góp phần tạo ra sự cân bằng sinh học.
1 đ

- Ruột khoang góp phần hình thành cảnh quan độc đáo ở biển.
1 đ

- Nhiều loài san hô là nguyên liệu quý để làm đồ trang trí và trang sức. cung cấp đá vôi cho xây dựng.
1 đ


Câu 3: (2,5 đ):
ĐÁP ÁN
ĐIỂM

 - Đặc điểm cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui rúc là:
+ Cơ thể hình trụ thuôn hai đầu.
0,5 đ

+ Bên ngoài có chất nhầy làm da trơn.
0,5 đ

+ Cơ thể phân đốt, mỗi đốt có một vòng tơ ( chi bên )
0,5 đ

- Lợi ích của giun đất đối với trồng trọt là:
+ Làm tơi xốp đất, tạo điều kiện cho không khí thấm vào đất.

0,5 đ

+ Làm tăng độ mầu mỡ cho đất: do phân và chất bài tiết ở cơ thể giun thải ra.
0,5 đ


Câu 4: (4 đ):
ĐÁP ÁN
ĐIỂM

* Sự tiêu hóa thức ăn của giun đất:
- Thức ăn được đưa vào miệng và chứa ở diều, rồi được nghiền nhỏ ở dạ dày cơ.

0,5 đ

- Ruột tịt tiết enzim để tiêu hóa thức ăn.
0,5 đ

- Chất dinh dưỡng sau đó được hấp thụ qua thành ruột non vào máu.
0,5 đ

* Sự sinh sản ở giun đất:
- Giun đất là cơ thể lưỡng tính nhưng sinh sản ghép đôi.

0,5 đ

- Khi sinh sản 2 con giun đất bắt chéo phía đầu vào nhau để trao đổi tinh dịch.
0,5 đ

- Sau đó tách rời nhau 2 đến 3 ngày, thành đai sinh dục bong ra và tuột về phía trước, nhận trứng và tinh dịch trên đường đi.
0,5 đ

- Khi tuột khỏi cơ thể, đai thắt 2 đầu lại để tạo kén.
0,5 đ

- Trứng được thụ tinh ở trong kén vài tuần và nở thành giun con.
0,5 đ


Câu 5: (5 đ):
ĐÁP ÁN
ĐIỂM

* Vòng đời của trùng sốt rét qua 4 giai đoạn
- Trùng sốt rét chui và hồng cầu
0,5 đ

- Trùng sốt rét sử dụng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trịnh Thế Quyền
Dung lượng: 75,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)